Một người bỏ việc thì có thể không đáng nói, nhưng khi rất nhiều trường hợp đại diện cho 1 nhóm người – cùng bỏ việc với 1 thái độ giống nhau, khiến người ta phải tự hỏi về văn hoá nghỉ việc của khá đông các bạn trẻ Gen Z bây giờ.

Bỏ việc giữa chừng bằng cách đột nhiên biến mất, tắt liên lạc, thoái thác trách nhiệm là một biểu hiện của sự trốn tránh, sự thiếu tử tế không dễ chấp nhận. Một người bỏ việc thì có thể không đáng nói, nhưng khi rất nhiều trường hợp đại diện cho 1 nhóm người – cùng bỏ việc với 1 thái độ giống nhau, khiến người ta phải tự hỏi về văn hoá nghỉ việc của khá đông các bạn trẻ Gen Z bây giờ. 

Dĩ nhiên khi xét đến các lý do, thì điều này có thể đến từ nhiều phương diện như: sự liên kết chưa chặt chẽ nhiều bộ phận khiến Gen Z gặp khó khăn trong quá trình xử lý công việc; áp lực quá sức đến từ khối lượng công việc phải đảm nhận; sự khó thích nghi của môi trường làm việc hoặc văn hoá công ty… Đồng thời, sự khác biệt thế hệ cũng là một vấn đề cần nhìn nhận.

Khác biệt thế hệ vốn là một hệ quả tất yếu của sự thay đổi. Cùng một độ tuổi nhưng ở những bối cảnh xã hội khác nhau tạo nên những sự khác biệt về cơ hội, khả năng, tầm nhìn, và quan điểm. Ở một góc độ khách quan nhất, chúng ta cần phải nhìn nhận một điều rằng đôi khi, chính nhịp sống hiện đại cũng chính là một lý do khiến các bạn trẻ có những lựa chọn khác với thế hệ trước.

Với sự phát triển của công nghệ, những cơ hội nghề nghiệp mở ra như cấp số nhân so với trước đó. Nếu như thời đầu của internet quay số qua mạng điện thoại công cộng, số người sử dụng internet chỉ đạt đến 205.000 người, thì 10 năm sau, con số này đạt 17 triệu người. Thế nhưng, so sánh với con số hơn 31 triệu người dùng internet vào năm 2012 với hơn 50 triệu người năm 2017 thì mới thấy được sự phát triển như vũ bão của internet ở Việt Nam.

Có vô vàn ngành nghề mới ra đời, nhiều lĩnh vực mới xuất hiện, những vai trò khác nhau được tạo ra để đáp ứng nhu cầu rộng lớn của xã hội. Thêm vào đó là sự thuận lợi của các phương tiện truyền thông đại chúng, một người nếu có ý thức muốn học, muốn hiểu, muốn biết thì hoàn toàn có thể chủ động cập nhật các kiến thức khác nhau, trở thành một người đa năng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực.

>> 20.000+ việc làm được cập nhật mỗi ngày tại TopCV. Tìm kiếm công việc mơ ước ngay hôm nay!

Vì thế mà Gen Z dĩ nhiên có rất nhiều cơ hội, họ hoàn toàn có căn cứ để cho rằng khi rời bỏ một công việc thì ngoài kia còn vô vàn công việc khác đang chờ.

Trong giai đoạn công nghệ vô cùng tiến bộ này, Gen Z là thế hệ lớn lên trong mạng xã hội và rất nhiều suy nghĩ của họ bị ảnh hưởng bởi những luồng quan điểm mang tính xu hướng của xã hội.

Một trong số đó là một số trào lưu như: chưa có nhiều kinh nghiệm vẫn có thể deal lương “trên trời” bằng một vài “tips & trick”, “thằng em sinh năm 96, học IT, lương tháng 3K6”,… Các hội nhóm mọc lên, hàng triệu người chia sẻ nhưng không biết được bao nhiêu bình luận thật lòng, và chính xác về mặt thông tin. Có thể chỉ vì nghe lời một, một vài comment nào đó mà hôm sau Gen Z có thể nộp đơn xin nghỉ khi chưa soi xét tất cả khía cạnh cũng như chưa có định hướng, kế hoạch nhất định. Sự thiếu trải nghiệm, hay cách hiểu chưa thấu đáo, có phần nhạy cảm rất dễ gây nên những cách hành xử bồng bột và sai lầm.

Dù vậy, “nói đi cũng nên nhìn lại”. Có lẽ từ cương vị của những nhà tuyển dụng, nếu liên tục gặp phải những trường hợp như thế, chúng ta cũng nên một lần nhìn lại những lý do khác. Môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp, lành mạnh? Onboarding, kết nối với nhân viên mới chưa tốt? Hay các bạn trẻ đang gặp vấn đề với người quản lý trực tiếp, mâu thuẫn cá nhân hay trong công việc? Hoặc khâu tuyển dụng chưa chuẩn bị kỹ càng, tuyển sai người, nguồn tuyển dụng chưa hiệu quả?

Và quan trọng hơn, không nên đánh đồng cả một thế hệ. Bởi thực tế vẫn đang cho thấy đây là một thế hệ thực sự tài năng, năng động, sáng tạo và nhạy bén. Đó là những bạn trẻ có tư duy của một thế hệ tương lai hội nhập cả trong và ngoài nước. Họ có những suy nghĩ, cá tính, định hướng của riêng mình và không ngại tìm cách thể thực hiện những suy nghĩ, ý tưởng, mục tiêu đó. Thế hệ sau ngày càng trở nên bản lĩnh, đa năng, dám nghĩ dám làm và độ tuổi thành công cũng vì thế mà ngày càng trẻ hóa. Thế nên, Gen Z không đáng bị đánh đồng với văn hóa nghỉ việc kém văn minh. Ở thế hệ nào cũng sẽ có những cá nhân thế này và những cá nhân thế khác. Điều quan trọng vẫn là chúng ta nhìn thấy được thực trạng, hiểu được một phần nguyên nhân từ cả 2 phía và khắc phục.

Đối với Gen Z, đừng quên luôn cập nhật, phát triển bản thân và trau dồi mỗi ngày bằng cách:

1/ Hiểu hơn về thiên hướng của mình thông qua các bài test khoa học như MBTI (Myers-Briggs Type Indicator), MI (Multiple Intelligences),… 

2/ Cập nhật thông tin hữu ích, chia sẻ chân thực, kinh nghiệm quý báu để phát triển sự nghiệp trong kỷ nguyên số

3/ Trau dồi, rèn luyện và khẳng định năng lực bản thân với các cuộc thi hấp dẫn

Dù là bất kì thế hệ nào, thành công chỉ đến với những người thực sự nỗ lực và kiên trì. Chúc các Gen Z sẽ có những trải nghiệm thật đáng giá trong cuộc hành trình phía trước!