Gen Z – thế hệ những người sinh ra trong giai đoạn từ 1995 – 2012 được dự đoán sẽ chiếm tới 25% tổng lực lượng lao động tại Việt Nam vào năm 2025. Vậy phong cách làm việc của Gen Z như thế nào? Họ khác biệt ra sao so với thế hệ Millennials? Bài viết dưới đây dựa trên kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Decision Lab – công ty nghiên cứu thị trường cùng Dreamplex – chuỗi coworking space nổi tiếng hàng đầu hiện nay.

1. Thích chat (nhắn tin nhanh) thay vì email hoặc nói chuyện trực tiếp

Nghiên cứu cho thấy rằng, chỉ 8% số lượng người tham gia khảo sát lựa chọn cách nói chuyện trực tiếp với đồng nghiệp khi làm việc. Thay vào đó, hình thức chat (nhắn tin nhanh) được các bạn trẻ Gen Z lựa chọn để giao tiếp và trao đổi ở nơi làm việc. Cụ thể, có đến 63% người tham gia khảo sát lựa cho biết họ có xu hướng trao đổi, nói chuyện với đồng nghiệp qua tin nhắn hơn. Tỉ lệ người chọn hình thức chat cũng cao hơn gửi email (9%) và video call (10%). Với chỉ 2%, gen Z tại Việt Nam cho thấy họ không ưa chuộng hình thức tin nhắn SMS để trao đổi khi làm việc.

Có thể thấy, việc sử dụng hình thức nhắn tin nhanh cho phép các bạn trẻ gen Z khả năng làm việc độc lập cả về không gian lẫn thời gian. Điều này cũng gắn liền với hành vi sử dụng thiết bị di động cũng như mạng xã hội đã gắn liền với thế hệ Z. 

Bên cạnh tin nhắn nhanh (chat), nếu muốn liên lạc với những nhân viên, đồng nghiệp gen Z, bạn cũng có thể sử dụng hình thức video call hoặc gửi email.

2. Có xu hướng làm việc độc lập

Trong quá trình làm việc, gen Z muốn tự kiểm soát công việc của người khác và không muốn dựa vào người khác để đạt được thành công. 

Theo nghiên cứu, 52% số người tham gia khảo sát lựa chọn hình thức làm việc gặp mặt và team work trực tiếp. Trong khi đó, tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với nhóm nhân viên thế hệ Millennials. Sự khác biệt này được cho là kết quả của việc ưu tiên làm việc độc lập, với 40% người thuộc nhóm gen Z chọn cách làm việc đơn lẻ, cao hơn so với thế hệ Millennials 21%. Có thể số liệu này được lấy trong bối cảnh dịch bệnh COVID có những diễn biến phức tạp nhưng làm việc nhóm từ xa là lựa chọn ít phổ biến nhất đối với thế hệ gen Z. Chỉ 8% tổng số nhân viên ở cả hai thế hệ Z và Y muốn tham gia vào một dự án nhóm mà phải làm việc từ nhà.

Gen Z duy trì thói quen làm việc độc lập của bản thân qua cách họ giải quyết các công việc được giao. Khi trả lời câu hỏi sẽ xử lý một dự án, task công việc cấp trên giao cho như thế nào, có đến 86% nhân viên gen Z cho biết họ sẽ tự nghiên cứu trước, sau đó mới nhờ đến sự trợ giúp nếu gặp khó khăn. Chỉ 7% số người tham gia khảo sát cần hướng dẫn ngay khi nhận việc và cũng 7% cho biết họ không cần bất kỳ sự trợ giúp nào.

3. Mong muốn nhận được đánh giá về công việc ít nhất 1 tuần/lần

Gen Z thường bị dán nhãn là tự cao, kiêu ngạo, không muốn lắng nghe những lời phê bình. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, có đến 90% nhân viên thế hệ Z muộn nhận được feedback về công việc của họ ít nhất 1 tuần/lần.

So với tỷ lệ 12.5% ở nhóm Millennials, gen Z cũng mong đợi được nhận feedback nhiều hơn 1 lần/ngày (19%).

Trên thực tế, gen Z rất muốn cải thiện bản thân. Tiền lương không phải là tiêu chí, mục đích duy nhất để họ làm việc. Các bạn trẻ gen Z rất muốn được học hỏi và phát triển bản thân.

72% nhân viên thế hệ Z trả lời khảo sát rằng họ muốn cấp trên nói rõ họ cần phải cải thiện ở những điểm nào. Động lực làm việc của Thế hệ Z đi theo hướng vừa làm vừa học cái mới.

4. Thích làm việc thời gian linh hoạt

81% các bạn trẻ gen Z cho biết họ hiểu rõ bản thân, biết mình thích gì và không thích làm gì. Những yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của gen Z, các bạn trẻ gen Z có xu hướng lựa chọn nghề nghiệp theo năng lực cá nhân và sở thích thay vì các tác động từ gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và nhà tuyển dụng trong quá trình định hướng nghề nghiệp là khá thấp. 

“Tự động hoá” là từ khoá gắn liền với cách sống và cách làm việc của các bạn trẻ thế hệ Z. 47% các bạn trẻ thế hệ Z cho thấy môi trường làm việc vui vẻ và sự linh hoạt về thời gian là hai yếu tố hàng đầu khi họ quyết định lựa chọn một công việc. 

5. #genzstalking – Series phỏng vấn độc quyền Gen Z tài năng chỉ có trên TikTok TopCV

Tuy mới bước chân vào thị trường lao động không lâu nhưng đã có không ít các gen Z đảm nhiệm các vị trí quản lý, leader hoặc tự vận hành các dự án kinh doanh cá nhân. Với sức trẻ, nhiệt huyết cùng trình độ chuyên môn cao, chắc chắn những chia sẻ của các khách mời sẽ giúp các bạn trẻ gen Z có thêm động lực và cảm hứng để lựa chọn và phát triển công việc của bản thân. 


Hiện tại TopCV và Ella đang tổ chức Series phỏng vấn độc quyền Gen Z tài năng chỉ có trên kênh TikTok chính thức của TopCV tại: https://www.tiktok.com/@topcv.