Đừng tự gây áp lực cho bản thân bởi những mốc thời gian trong công việc!

Đừng tự gây áp lực cho bản thân bởi những mốc thời gian trong công việc!

Một trong những cách vươn tới thành công là đặt ra những mục tiêu. Đặt kế hoạch hay vạch ra những thời hạn các mốc thời gian cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên, việc ép buộc bản thân phải chạy theo các mốc thời gian hay lịch trình không hợp lý sẽ chẳng mang lại kết quả, thậm chí kéo bạn thụt lùi.

Bởi bạn phải dồn hàng tá áp lực lên bản thân nhằm chinh phục các cột mốc quan trọng mà không cân nhắc một giới hạn cho định nghĩa thành công. Với cách nghĩ này, sẽ có vài mốc thời gian phổ biến không nên tồn tại mà bạn hoàn toàn có thể bỏ ra khỏi danh sách mục tiêu và ngừng cảm thấy áp lực về nó.

Cùng TopCV tìm hiểu ngay sai lầm về áp lực thời hạn (fake deadline) mọi người thường mắc phải khi theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp nhé!

2 năm thăng chức một lần

Đừng tự gây áp lực cho bản thân bởi những mốc thời gian trong công việc!

Một người muốn phát triển trong vai trò của mình thì luôn để mắt đến chuyện thăng tiến là hợp lý, tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể vạch ra một lộ trình thăng tiến rõ ràng như trông đợi. Có thể ở một số công ty , những cơ hội về thăng tiến đã được vạch ra rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nơi khác lại không chủ động đặt ra kỳ vọng phát triển nhân viên cụ thể. Thêm vào đó, vai trò mà bạn cho rằng mình muốn trong 2 năm tới có khả năng sẽ khác đi theo thời gian do mục tiêu nghề nghiệp của bạn hoặc do chính sách của công ty có sự thay đổi.

Vì thế, bạn không nên quyết định rằng mình phải tăng cấp bậc trong khoảng thời gian nhất định nào theo chủ quan. Thay vào đó, bạn hãy quan sát văn hóa công ty, cơ cấu tổ chức và khả năng thăng tiến theo thực tế của bạn trong công ty. Mọi người có thể nhận thấy vai trò của họ chuyển đổi theo các giai đoạn khác nhau tùy các yếu tố khác nhau. Nắm bắt được điều này sẽ có lợi cho bạn dựa trên những tham khảo và vấn đề đáng xem xét thay vì tự mình định ra một kỳ hạn.

Trong vòng 5 năm tới kiếm được X tỷ đồng

Đừng tự gây áp lực cho bản thân bởi những mốc thời gian trong công việc!

Có một thực tế không thể phủ nhận là mức hay thu nhập được xem là nền tảng cho mọi thứ mà bạn có được: tạo ra lối sống, trải nghiệm và giúp bạn đi những chặng đường dài hơn. Vì thế, đặt mục tiêu cao cho việc kiếm tiền, và thiết lập thời hạn phải tăng gấp đôi mức lương (hoặc chạm khung thu nhập tương xứng vào một độ tuổi nhất định) là cách làm khá phổ biến.

Tuy nhiên, việc thiết lập thời hạn phải có thu nhập cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến định kiến sai lầm rằng chỉ nhiều tiền mới mang đến hạnh phúc. Một khi có được số tiền đó thì mọi vấn đề sẽ được hóa giải nhưng sự thật thì tiền bạc không có khả năng tạo ra quá nhiều điều kỳ diệu như vậy.

Do đó, trước khi ký hợp đồng đảm trách một vai trò mà bạn thấy chưa hào hứng lắm về khả năng tăng trưởng thu nhập; hãy tự hỏi bản thân về sự khác biệt mà các phúc lợi bổ sung có thể tạo ra; so sánh nó với cảm giác làm việc đến phát ốm mỗi ngày. Bạn sẽ nhận ra rằng khi khả năng tài chính đã đủ để thanh toán hóa đơn điện nước, nhu cầu thiết yếu, và có tiền tiết kiệm thì bạn có thể vui vẻ vượt qua được những giờ làm việc dài ít cảm hứng mỗi ngày, bất kể năng khiếu riêng là gì và dành nỗ lực nuôi dưỡng những khía cạnh thay thế khác cho cuộc sống của mình.  

Sau 3 năm thì tìm công việc mới

Đừng tự gây áp lực cho bản thân bởi những mốc thời gian trong công việc!

Không giống nỗi lo sợ phải “nhảy việc”. Nhiều người đi làm lại tự đặt ra mục tiêu thời hạn để mình không ở một công ty quá lâu. Sau giai đoạn phấn khởi với việc mới, bạn nghĩ: “Tôi sẽ làm tại đây khoảng 2 năm để được chứng nhận năng lực, sau đó chuyển sang các tập đoàn lớn”; hoặc “Tôi sẽ ở lại cho đến khi đủ kinh nghiệm rồi bắt đầu khởi động dự án kinh doanh tự do của mình”.

Mặc dù việc lập kế hoạch có thể giúp bạn xây dựng những bước đi rõ ràng cho tương lai và kiểm soát kỳ vọng ở hiện tại, việc lập kế hoạch vẫn có thể tạo ra những cái nhìn tiêu cực ngay thời điểm hiện tại rằng công việc không đúng như những gì bạn mong đợi, hoặc không có cơ hội thăng tiến. Nhưng nếu cứ mải mê đứng núi này trông núi nọ, bạn sẽ bị phân tâm trong công việc và đôi khi đánh mất những cơ hội tốt đẹp có thực trong tầm tay ngay hiện tại.

Hãy tìm cách để tích góp thêm những kỹ năng khiến bản thân trở nên giàu tiềm năng và có thể kịp thời đáp ứng được nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn – thực hiện điều này ngay chính trong công ty hiện tại hoặc nơi khác. Bạn sẽ có một tư duy cân bằng hơn, trong hiện tại lẫn tương lai. Và tin rằng khi đã phát triển tốt trong vai trò của mình, bạn sẽ nhận ra là mọi chuyện luôn ổn và chúng ta vẫn hoàn toàn hạnh phúc sau hơn 3 năm gắn bó cùng công ty.

Tạm kết

Suy cho cùng, muốn phát triển bản thân hay thành công trong sự nghiệp, mọi người cần đặt ra những mục tiêu cụ thể và liên tục cố gắng hết mình vì nó. Đặt ra thời hạn hay những mốc thời gian cho công việc là cách giúp chúng ta duy trì hiệu suất và nỗ lực gặt hái kết quả tốt. Tuy nhiên, hãy nhớ phải phân biệt rõ đâu là những mục tiêu và giới hạn phù hợp, đừng bao giờ bào mòn bản thân bằng cách đặt những áp lực nghề nghiệp sai lầm lên đôi vai của mình nhé!