Director là gì? Sự khác nhau giữa Director và CEO

Director và CEO là những chức danh không còn xa lạ với bất cứ ai. Đây là những vị trí quản lý cấp cao, đảm nhiệm vai trò rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Director dù vất vả, trọng trách lớn nhưng thu nhập khá tốt nên vẫn trở thành mục tiêu hướng đến của nhiều người. Vậy Director là gì? Director và CEO khác nhau như thế nào? Bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của BlogTopCV.vn để hiểu hơn nhé!

Director là gì? Một số chức danh liên quan 

Director là gì? Director được dịch sang tiếng Việt là Giám đốc, là những người đứng đầu các bộ phận, phòng ban của một công ty hay tổ chức, giữ vai trò điều hành và định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có một vài khái niệm liên quan đến Director như: Managing Director, Operation Derector và Board of Director. 

Board of Director là gì? 

Board of Director viết tắt là BOD, dùng để chỉ một nhóm các cá nhân được bầu làm đại diện cho các cổ đông của một doanh nghiệp. Họ thường xuyên tham gia các cuộc họp để lập ra các chính sách quản lý, đặt rvĩ mô và giám sát sát sao hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, BOD sẽ cân nha mục tiêu ắc các vấn đề về tuyển dụng và sa thải các giám đốc điều hành cấp cao, chính sách cổ tức, chính sách quyền chọn và chính sách lương của cấp điều hành. 

Director-la-gi-Mot-so-chuc-danh-lien-quan
Director là gì? Một số chức danh liên quan 

Thông thường số lượng thành viên một hội đồng quản trị không giới hạn nhưng hầu hết một hội đồng quản trị thường có từ 3 đến 31 thành viên. Tuy nhiên, số lượng thành viên tối ưu nhất nên là 7.

Managing Director là gì?

Managing Director ​(MD) là Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm lớn nhất trong một công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty, báo cáo về tình hình kinh doanh theo tháng, quý hoặc năm cho Chủ tịch hoặc BOD. Đồng thời, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty, báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty theo tháng, quý hoặc năm cho chủ tịch hay BOD và lên kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong tương lai. 

Nắm giữ vai trò quan trọng, MD có những đặc quyền riêng, thậm chí họ có thể triệu tập hội đồng quản trị và quản lý các liên lạc trong hội đồng. Ngoài ra, Managing Director cũng là người đại diện thương hiệu trong các sự kiện hoặc trả lời báo chí nhưng vai trò truyền thông của không mạnh bằng CEO. 

Operation Derector là gì?

Theo nghĩa tiếng Việt, Operation Director là người quản lý Điều hành hoặc Giám đốc vận hành, chịu trách nghiệm chỉ đạo và giám sát các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, đảm bảo hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đã đề ra. Với từng ngành nghề, Operation Director sẽ nắm giữ những vai trò khác nhau nhưng đích cuối vẫn phải đảm bảo hoạt động doanh nghiệp vận hành trơn tru. Bốn vai trò chính của một Operation Director gồm:

  • Kiểm soát thông tin tài chính và ngân sách.
  • Quản lý chuỗi cung ứng và hàng tồn kho.
  • Quản lý nhân sự. 
  • Quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa Director và CEO 

Như phân tích ở trên, Director có nghĩa là người điều hành, người giám đốc nhưng khi tra từ điển ngược lại thì chức danh Giám đốc trong tiếng Anh còn được sử dụng bằng Chief Executive ví dụ như (CEO – Giám đốc điều hành). Vậy Director và SEO khác nhau như thế nào? 

DirectorCEO
Giống nhauĐều là chỉ người giữ vị trí điều hành và có vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp, công ty.
Khác nhauThường được sử dụng ở các nước Châu Âu. Chỉ vị trí cấp quản lý, nhiệm vụ chính xử lý các công việc hàng ngày của doanh nghiệp. Thường được sử dụng ở các nước Châu Mỹ.Ở châu Mỹ đây là chức vụ có quyền lực rất lớn, nếu ở đó gọi CEO là Director là đang hạ thấp chức vụ của họ. 
Director-va-SEO-khac-nhau-nhu-the-nao
Director và SEO khác nhau như thế nào?

>>> Xem thêm: CEO là gì? Vai trò và tố chất của một CEO thành công

Mô tả công việc của Director 

Director là gì? Giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, Director là người đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau để giúp tổ chức phát triển và ngày càng lớn mạnh. Công việc gồm có:

Lập kế hoạch kinh doanh

Chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, Director có nhiệm vụ chuẩn bị kế hoạch kinh doanh và điều hành các hoạt động đó để thúc đẩy sự tăng trưởng, mang lại lợi nhuận cho công ty. Director sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác để cùng thực hiện công việc này. 

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự 

Mặc dù công tác tuyển dụng nhân viên là trách nhiệm của phòng nhân sự nhưng khi tuyển những vị trí quan trọng, HR sẽ tham khảo ý kiến của Director để đưa ra những tiêu chí đánh giá, tìm được ứng viên tiềm năng. Vì thế, Director có nhiệm vụ phối hợp với bộ phận nhân sự để xây dựng nguồn nhân lực mới, đảm bảo chất lượng.

Ngoài tuyển dụng, Director còn trực tiếp tham gia đào tạo nhân viên khi doanh nghiệp tổ chức các khóa học, training,… Đồng thời, phân công công việc và nhiệm vụ cho các bộ phận, đảm bảo mọi công việc diễn ra suôn sẻ. 

Xây dựng và duy trì quan hệ với đối tác 

Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với đối tác rất quan trọng, quyết định không nhỏ đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Là người trực tiếp tham gia đàm phán, gặp gỡ nên Director chính là “cầu nối” gắn kết doanh nghiệp với đối tác. Vì thế Director phải luôn là người biết cách mở rộng và duy trì tốt các mối quan hệ ở mọi lĩnh vực. 

Ký hợp đồng quan trọng 

Chịu trách nhiệm cao, Director sẽ là người đại diện cho doanh nghiệp trong các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, nhà cung cấp,…. Có thể thấy, Director không thực hiện những công việc như nhân viên bình thường mà nhiệm vụ quan trọng với tính rủi ro cao hơn nên họ phải tinh thần thép để giải quyết vấn đề. 

Kỹ năng cần có của Director là gì?

Tnh chất công việc rất phức tạp, Director phải được đào tạo tốt kiến thức chuyên môn và hiểu biết sâu rộng. Đặc biệt để có thể trở thành một giám đốc điều hành thì cần phải có những kỹ năng cơ bản như:

  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: Đại diện doanh nghiệp, thường xuyên làm việc với nhiều đối tác, khách hàng khác nhau nên Director phải giao tiếp tốt, biết lắng nghe và thấu hiểu mong muốn đối phương. 
  • Kỹ năng quản trị: Đây là một trong những kỹ năng không thể thiếu khi ở vị trí Director. Việc chú trọng đào sâu, luôn luôn học hỏi, cập nhạt và tích lũy dựa trên kiến thức quản trị đã được đào tạo bài bản trước đó rất cần thiết. 
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Director cần nhanh nhạy và luôn có những kế hoạch xử lý tình huống không mong muốn. Biết cách giải quyết hợp lý sẽ mang lại rủi ro rất thấp cho doanh nghiệp. 
  • Có hiểu biết sâu rộng về kinh doanh, có thể phân tích rõ ràng và biết nhìn mọi việc đa diện. 

Ngoài những kỹ năng trên thì một đốc hội tụ thường phải hội tụ những kỹ năng khác như kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian, kỹ năng làm việc hiệu quả,….

Lam-the-nao-de-tro-thanh-Director
Làm thế nào để trở thành Director?

Làm thế nào để trở thành Director?

Trên lý thuyết, bất cứ ai cũng có thể trở thành Director nhưng sự thật, chỉ những người có năng lực vượt trội, sở hữu tài năng lãnh đạo mới phù hợp đảm nhiệm vị trí này. Để trở thành Director không hoàn toàn phụ thuộc vào bằng cấp hay kinh nghiệm mà còn tùy đặc điểm doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên để trở thành một Director phải trải qua các giai đoạn sau:

  • Nâng cao học vấn: Đây là bước đầu theo đuổi mục tiêu trở thành Director. Các bạn có thể theo học các trường Đại học thuộc các chuyên ngành như: kinh tế, marketing, kế toán, quản trị kinh doanh,…, hoàn thành ít nhất bậc Cử nhân. Tuy nhiên, cũng có những Director không học đại học nhưng con số này rất ít và lộ trình thăng tiến cũng không dễ dàng. 
  • Thiết lập lộ trình theo giai đoạn: Có lộ trình phát triển rõ ràng và phù hợp rất quan trọng. Thay vì mơ mộng trở thành Director ngay lập tức, bạn có thể thử sức từ vị trí nhân viên tại các doanh nghiệp. Sau đó, cố gắng để tiến tới các bị trí cao cấp hơn như trưởng nhóm, trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc điều hành,…. Trong lộ trình luôn luôn cố gắng, tích lũy kinh nghiệm và trau dồi các kỹ năng cần thiết để tạo nên nhiều bước tiến cho doanh nghiệp. 
  • Dấu ấn đột phá: Không chỉ cố gắng, bạn còn phải nắm bắt cơ hội dù là nhỏ nhất. Điều này rất cần thiết cho 10 năm đầu phát triển sự nghiệp. Tinh thần “đi trước đón đầu”, sẵn sàng “thay da đổi thịt” chính là bước tiến đã được lập trình sẵn trong sự nghiệp của Director. 
  • Tích lũy kinh nghiệm: Dù làm việc ở lĩnh vực nào, vị trí nào, việc tích lũy kinh nghiệm để có định hướng rõ ràng không bao giờ thừa. Hãy rèn luyện 4 yếu tố gồm thái độ, kiến thức, thói quen và kỹ năng tốt. Đặc biệt, phải biết phân tích, đúc kết và rút kinh nghiệm từ những người đi trước để bản thân không vấp sai lầm tương tự.

Tìm việc làm Director ở đâu?

Một trong những cách phổ biến nhất để tìm việc làm nói chung cũng như vị trí Director nói riêng chính là thông qua các trang tin tuyển dụng uy tín như TopCV, Vieclam24h, Indeed,…. Trong đó nổi bật và được nhiều người lựa chọn là TopCV. Tại đây cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm cho các ứng viên, cũng như giúp các nhà tuyển dụng tiếp cận ứng viên tiềm năng nhanh nhất.

Ngoài ra, TopCV từ lâu được biết tới là trang web hỗ trợ ứng viên tạo CV online dựa trên các mẫu CV chuyên nghiệp có sẵn, hỗ trợ ứng viên tạo CV online. Đồng thời, ứng viên dễ dàng tìm kiếm việc làm thông qua 2 bộ lọc Lĩnh vực/Ngành nghề và Địa điểm. 

Trên đây là BlopTopCV.vn đã cung cấp một vài thông tin về Director là gì? Mong rằng sẽ giúp bạn đọc phần nào hình dung về vị trị này, từ đó đưa ra định hướng phát triển trong tương lai phù hợp.