Nắm rõ được những điều mà nhà tuyển dụng (NTD) muốn thấy trong bản CV xin việc sẽ giúp bạn tạo sự khác biệt giữa hàng trăm CV khác. Tuỳ vào tính chất công việc, vị trí, mức lương cũng như ngành nghề. Bạn phải khéo léo lồng ghép các thông tin trong CV để chứng minh mình là người phù hợp.

CV nên đưa những thông tin gì để thu hút nhà tuyển dụng

Hãy đưa vào CV những thông tin mà NTD cần, chứ không phải những gì bạn có

CV thường được thiết kế để làm một điều quan trọng duy nhất. Giúp bạn được gọi vào vòng phỏng vấn. Trung bình nhà tuyển dụng sẽ dành khoảng 06 giây để “lướt” một bản CV. Điều đó có nghĩa bạn cần phải tạo ấn tượng một cách nhanh chóng với nhà tuyển dụng.

Bằng sự tập trung, nhiệt huyết máu lửa của một bạn đang thất nghiệp muốn có được việc làm qua tấm CV. Hãy cho nhà tuyển dụng biết những thông tin sau thông qua ngôn ngữ viết.

Bạn là ai? Bạn đến từ đâu?

Ấn tượng đầu tiên thu hút các nhà tuyển dụng dù họ chỉ lướt qua lần đầu chính là nội dung giới thiệu “bạn là ai?”. Nếu bạn tự thể hiện bản thân với những cụm từ ý nghĩa và súc tích. Hoặc sử dụng các câu châm ngôn sống, chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt chú ý.

Ví dụ bạn có thể viết 2 châm ngôn sau: Tôi không thể nào thay đổi hướng của gió. Nhưng tôi có thể thay đổi con đường mà tôi đang đi để có thể đến nơi tôi muốn. Hoặc là tôi không thể thống nhất suy nghĩ của mọi người. Nhưng tôi có thể thống nhất tất cả mọi người qua một mục tiêu riêng.

Tuy nhiên bạn không nên viết châm ngôn có tính châm biếm hoặc là không liên quan đến nghề nghiệp. Chẳng hạn như  tình yêu không quan trọng giàu nghèo chỉ quan trọng tình cảm.

Phần “Tự giới thiệu bản thân” sẽ giúp NTD dễ dàng hình dung ra bạn là ai?

Như vậy họ sẽ cảm thấy tò mò về con người và triết lý sống của bạn. Từ đó tạo được hứng thú cho các nhà tuyển dụng khi đọc những phần tiếp theo của CV. Tuy nhiên bạn nên thể hiện đúng bản chất con người mình. Bạn tuyệt đối không nên đóng vai một người hào nhoáng, giỏi giang,…để qua mắt các nhà tuyển dụng. Bởi lẽ việc này sẽ khiến bạn dễ bị đánh “trượt” nhanh chóng khi vào phỏng vấn trực tiếp.

Lịch sử và kinh nghiệm làm việc

Đây là phần thông tin quan trọng nhất khi các nhà tuyển dụng đánh giá một CV. Điều mà các nhà tuyển dụng cần biết ở đây chính là khoảng thời gian làm việc của bạn ra sao? Các kinh nghiệm mà bạn trải qua? Bạn học được những bài học gì trong thời gian làm việc đó. Bởi nếu bạn có kinh nghiệm tốt và phù hợp với vị trí ứng tuyển. Chắc chắn bạn sẽ có cơ hội nhận việc cao hơn so với các ứng cử viên không có kinh nghiệm.

Hơn hết nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì cũng không nên bỏ qua phần mục này. Thay vào đó bạn hãy nhấn mạnh vào các công việc đã làm thêm trong quá trình học tập. Ngoài ra, các công việc thiện nguyện đoàn thể cũng sẽ giúp bạn tạo điểm nhấn trong CV. Tuy nhiên bạn lưu ý nên đưa ra các bằng chứng cụ thể để chứng minh. Bạn tuyệt đối tránh trường hợp viết sáo rỗng.

Đặc biệt dù là sinh viên mới ra trường hay đã có kinh nghiệm thì bạn cũng cần biết chọn lọc thông tin. Bạn hãy nhấn mạnh vào những kinh nghiệm, hoạt động phù hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng. Bạn nhớ không nên liệt kê dài dòng, lan man không liên quan đến đặc thù công việc bạn ứng tuyển.

Chẳng hạn bạn ứng tuyển làm nhân viên bảo hiểm thì kinh nghiệm làm thêm bán hàng, kinh doanh nhỏ,…Hoặc kinh nghiệm huy động vốn trong khi thực tập. Đó là những kinh nghiệm sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Học vấn/trình độ của bạn

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì phần mục này càng quan trọng hơn. Vì vậy bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy trình độ/năng lực của mình. Nghĩa là bạn hãy đưa ra kết quả đạt được của quá trình học tập. Điển hình như bạn học trường gì, chuyên ngành gì, bằng cấp chứng chỉ đạt được ra sao,… Cùng với đó bạn hãy nhấn mạnh vào các thành tích được khen thưởng.

Phần trình độ học vấn sẽ giúp bạn chứng minh năng lực của mình. Qua bảng thành tích, bằng cấp nhà tuyển dụng sẽ thấy được giá trị của bạn.

Bạn muốn gì?

Mục tiêu nghề nghiệp là phần mục ngắn gọn nhưng quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khái quát về con người bạn qua mục này. Vì vậy ở đây bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy rõ bạn muốn gì khi ứng tuyển. Bạn cần nhấn mạnh vào mục tiêu trước mắt và tương lai.

Ví dụ bạn ứng tuyển vào vị trí kế toán tổng hợp. Vậy mục tiêu ngắn hạn của bạn sẽ là vận dụng kết quả học tập. Từ đó trở thành một nhân viên kế toán giỏi phục vụ công ty. Còn mục tiêu dài hạn sẽ lớn lao hơn như trở thành một kế toán trường,….

Tuy nhiên, có một sự thật là  họ dường như ít quan tâm đến những gì bạn mong muốn trong sự nghiệp của mình. Họ chỉ  muốn biết những gì bạn sẽ làm cho họ, làm thế nào bạn có thể đem lại lợi nhuận cho họ. Hầu hết ứng viên không nắm được điều này, bản CV của họ rơi vào một cái bẫy: định hướng bản thân.

Cách thức liên hệ

Nếu như CV của bạn đã thật sự được ứng tuyển thành công thì các nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với bạn. Tuy nhiên khi họ muốn liên hệ thì lại kiếm mãi không thấy địa chỉ, số điện thoại hay email gì? Hoặc là địa chỉ email sai hay số điện thoại không liên lạc được,….Đây là những trường hợp thường gặp, nhất những bạn thường gửi CV qua các trang mạng tuyển dụng trực tuyến. Và điều chắc chắn trong những trường hợp này là họ sẽ bỏ bản CV bạn.

Đừng quên để lại thông tin liên lạc bởi rất có thể NTD muốn gặp lại bạn lần nữa

Bởi giữa hàng nghìn CV được gửi đến, các nhà tuyển dụng chẳng có thời gian đâu đi lục soát lại hồ sơ. Cũng như chờ đợi bạn trong một thời gian để tìm cách liên hệ với bạn. Và tất nhiên dù bạn có kinh nghiệm ra sao, tài năng thế nào thì cơ hội này cũng vụt mất nếu bạn không biết quý trọng.

Vì thế trước khi nộp bản CV ứng tuyển bạn cần sắp xếp, kiểm tra kỹ các thông tin. Nếu thấy điểm nào chưa hợp lý, điểm nào có sai sót cần bổ sung ngay. Tốt nhất phần liên hệ bạn nên sắp xếp gần với phần thông tin cá nhân với những thông tin chính xác. Như vậy thì bạn sẽ không phải lo lắng gì nữa mà chỉ cần chờ đợi thông tin từ các nhà tuyển dụng.

Hãy nhớ, bạn và nhà tuyển dụng chưa từng gặp nhau, CV sẽ quyết định việc bạn có cơ hội được gặp nhà tuyển dụng hay không? Nếu chưa có idea thiết kế CV cho riêng mình, bạn có thể tham khảo thêm tại: mẫu CV xin việc tiếng Anh / Việt / Nhật. Các mẫu CV được  thiết kế chuẩn theo các ngành nghề, phù hợp với sinh viên và người đi làm, đặc biệt 100% doanh nghiệp Việt đều chấp nhận những mẫu CV này.