Dưới đây là vài mẹo để bạn có thể thương lượng về tiền công kết thúc hợp đồng một cách đúng đắn và hợp lý.
Chúng ta hoàn toàn có thể thương lượng về vấn đề lương thưởng. Nhưng chúng ta có thể đàm phán để đạt được khoản tiền lớn hơn khi bị buộc phải rời công ty không? Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều đồng ý với một quan điểm. Thương lượng về số tiền kết thúc hợp đồng là quyền lợi tất cả mọi người đáng được nhận. Trong khi số tiền ấy không hề được đảm bảo cụ thể.
Alex Granovsky – Đại diện Tuyển dụng và Nhân sự thuộc Công ty TNHH Chuyên môn Granovsky & Sundaresh khẳng định rằng: “Mọi thứ trên đời này đều có thể đạt được bằng cách thương lượng”.
“Thường thì nhà tuyển dụng sẽ không đưa ra một mức giá cho khoản tiền kết thúc hợp đồng của bạn để giữ được hình tượng tốt. Nhưng mỗi khi có vấn đề liên quan đến tiền bạc. Đừng quên rằng lãnh đạo của bạn cũng sẽ nhận lại được một điều gì đó từ chính bạn. Ban điều hành sẽ trả tiền cho bạn để bạn im lặng, rời đi và không bao giờ xảy ra vấn đề tố tụng doanh nghiệp. Nếu bạn hiểu được những gì mà cấp trên của bạn muốn. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng được điểm riêng của bản thân”.
Bí quyết của vấn đề này nằm ở việc biết cách thực hiện sao cho đúng và chuẩn xác. Bạn không thể nào đi thẳng tới văn phòng của trưởng phòng nhân sự. ừ chối rời khỏi công ty nếu những yêu cầu mà hai bên đặt ra chưa đạt được sự thống nhất. Giống như thương lượng về mức lương. Thảo luận về tiền kết thúc hợp đồng cũng yêu cầu sự tế nhị và chiến lược hợp lý. Nếu bạn thật sự muốn nhận được một khoản tiền đền bù xứng đáng sau khi bị buộc thôi việc. Hãy làm theo các bước sau đây.
Hiểu được lợi thế của bản thân
Trước khi tiến hành bất kì một cuộc đàm phán nào về tiền kết thúc hợp đồng. Việc hiểu được vị trí của bạn trong công ty là một điều vô cùng cần thiết. Vì nó ảnh hưởng khá lớn tới lý do bạn phải thôi việc.
“Ví dụ, nếu người nhân viên bị sa thải vì hiệu suất làm việc kém. Họ sẽ chẳng có bất kì một lợi thế nào.
Nhưng nếu nhân viên đó nắm được chứng cứ pháp lý có lợi cho bản thân. Như sự phân biệt đối xử tại chỗ làm hay bất kì một hình thức cư xử sai lầm nào khác. Điều này sẽ mang lại cho nhân viên đó một vài lợi thế nhất định.” – Lori Rassas – Đại diện Nhân sự. Tác giả của cuốn sách The Perpetual Paycheck: 5 Secrets to Getting a Job, Keeping a Job, and Earning Income for Life in the Loyalty-Free Workplace chia sẻ.
Cô cũng chỉ ra rằng: “Trong những trường hợp này. Lãnh đạo công ty sẽ thường đưa ra một lời đề nghị về một khoản phí bồi thường hợp đồng. Đổi lại nhân viên đó sẽ phải kí vào một biên bản đồng ý. Điều đó đồng nghĩa rằng, nhân viên đó sẽ phải đồng thuận sẽ không kiện công ty mà họ đã rời. Để đổi lại bằng một khoản chi trả tài chính hoặc những dịch vụ có giá trị tương đương.”
“Hãy luôn luôn có một hay nhiều lý do cho việc tại sao bạn lại yêu cầu thay đổi khoản tiền đền bù cho bản thân. Nếu lý do chỉ là bạn muốn nhiều tiền hơn, hay một cái gì đó khác, bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy đủ… Hãy đảm bảo rằng bạn đã suy nghĩ kĩ lưỡng về những gì mình muốn, mình xứng đáng.
Suy nghĩ kĩ về những gì bạn sẵn sàng từ bỏ công việc của mình để có được.”
Roy Cohen – Nhà hướng nghiệp và là tác giả của cuốn The Wall Street Professional’s Survival Guide cho rằng. Các yếu tố khác có thể tác động vào khả năng đàm phán của bạn bao gồm “những khoản tiền đền bù hợp đồng của công ty trong quá khứ. Những giá trị bền vững bạn tạo ra cho công ty. Những mối quan hệ chặt chẽ mà bạn gây dựng nên với những đối tác có sức ảnh hưởng lớn,… Và cả cấp độ của bạn trong chuỗi hoạt động của công ty.”
David Bakke – phóng viên của của tờ báo Money Crashers cho biết. “Nếu như bạn thật sự giỏi trong công việc được giao. Công ty của bạn – ví dụ – sẽ có thể cân nhắc trong việc trả cho bạn một khoản phí lớn hơn. Nếu bạn đồng ý không tự thành lập doanh nghiệp và hoạt động trong cùng một lĩnh vực hoặc mặt hàng… Ngoài ra còn có thêm yếu tố cảm xúc. Khi những lãnh đạo cảm thấy tội lỗi và thật tệ khi để cấp dưới phải ra đi. Đặc biệt với những ai đã gắn bó với công ty trong một khoảng thời gian dài.”
Một khi bạn đã có được suy nghĩ thấu đáo và chi tiết về việc bạn có lợi thế như thế nào. Bạn có thể sử dụng chúng để đưa ra những lập luận về việc tại sao bạn lại xứng đáng với một khoản đền bù lớn. Và những điều khoản được đưa ra cho bạn sẽ phải như thế nào.
Hãy đặt ra trong đầu một mục tiêu
Cũng nằm trong vấn đề đàm phán tiền kết thúc hợp đồng, việc suy nghĩ đến số tiền mà bạn muốn nhận được cũng rất có ích. Những đừng chỉ đưa ra một con số ngẫu nhiên. Vì nếu bạn làm vậy, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng hạ thấp giá trị của bản thân. Hoặc ngược lại, xóa tan ý nghĩ đàm phán trong đầu lãnh đạo. Vì yêu cầu quá cao tới mức vô lý mà bạn đặt ra. Vậy nên khi đưa ra quyết định về con số mục tiêu, hãy tự mình tìm hiểu. Bắt đầu từ cuốn sổ tay hướng dẫn nhân viên.
“Rất nhiều công ty có những chính sách đền bù trong sách hướng dẫn của công ty. Trong đó có đề cập tới hình thức trả theo một số lượng tuần nhất định trong một năm làm việc của một nhân viên thông thường.
Ví dụ, lãnh đạo có thể đưa ra thông báo cho nhân viên về việc nghỉ việc trước 2 tuần. Kèm theo đó là khoản tiền bồi thường hợp đồng. Được tính theo công thức 2 tuần lương trong mỗi năm làm việc hoàn chỉnh.”
Rassas cho biết thêm. “Nếu những chính sách đó có tồn tại. Và người nhân viên sẵn có một vài lợi thế. Họ có thể tìm hiểu về chính sách công ty như một bước nền cho cuộc đàm phán. Và chắc chắn rằng mình sẽ đưa ra một chi phí sát với những gì mà công ty có thể nghĩ tới.”
Hãy nghĩ xa hơn tấm séc thanh toán
Đừng để xảy ra bất kì một sai sót nào. Nếu bạn đang chỉ nghĩ về việc đền bù hợp đồng trên phương diện tiền bạc. Bạn đang đánh giá vấn đề một cách quá đơn giản.
Cohen chia sẻ: “Hãy nghĩ về vấn đề cả về mặt trước mắt và dài hạn. Việc này giống như một vụ ly hôn và mục đích của bạn là đạt được nhiều nhất những quyền lợi có thể nhận được từ thương vụ này. Những quyền lợi đó có thể vượt ngoài một tấm séc. Nhiều tiền hơn, lợi tức bạn nhận thêm nhiều hơn. Được thay đổi lựa chọn về số tiền hoặc nhận chi phí bồi thường khi bị trì hoãn. Được chi trả COBRA, có quyền truy cập vào hộp thư thoại. Được nhận tài trợ học tập khi bạn tham gia đào tạo. Được nắm rõ hơn về quyền lợi bồi thường của bản thân. Có laptop cá nhân riên. đĐược trả tiền tự động đều đặn bằng hợp đồng của công ty. Và còn nhiều điều khác nữa,…”.
Một lời khuyên của Cohen dành cho bạn là hãy bắt đầu với những đòi hỏi mang tính to lớn trước. “Nếu bạn bắt đầu với những thứ dễ dàng. Như những yêu cầu chẳng đáng giá lấy nổi 1 dollar. Nó dễ trở thành vật cản khi bạn yêu cầu được trả số tiền lớn hơn sau đó. Bên đền bù sẽ nghĩ rằng họ phải cân nhắc rất nhiều mới có thể đưa ra quyết định.
Trong khi thực tế rằng, bạn chỉ vừa mới đưa ra những thay đổi để tránh khỏi những cuộc đàm phán khó khăn hơn.”
Nếu nhà tuyển dụng muốn trả cho bạn một khoản tiền đền bù hợp đồng không đạt được đến mức bạn muốn. Đừng nhận. Bạn có thể sử dụng nó như đòn bẩy để có thể đạt được những gì bạn thật sự muốn. Rassas nói.
“Ví dụ, tôi đã làm việc với một nhân viên xuất nhập cảnh. Người đang đàm phán về chi phí đền bù hợp đồng từ công việc cũ và đã có sẵn một công việc khác ngay sau khi nghỉ việc. Khi cấp trên đề nghị thanh toán cho anh ta một khoản tiền trợ cấp nghề nghiệp. Nhân viên đó đã từ chối khoản tiền hộ trợ ấy”, Rassas nói. “Chiến lược thông minh hơn sẽ là hỏi xem số tiền đầy đủ (hoặc một phần) của khoản hỗ trợ thêm đó là bao nhiêu. Sau đó đề nghị rằng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi được chi trả bằng số tiền quỹ hỗ trợ chính xác phù hợp nhất với bản thân mình.”
Xin tư vấn từ chuyên gia
Dù cho việc bảo vệ bản thân trong quá trình bàn bạc về khoản tiền đền bù hợp đồng là rất quan trọng. Nó không đồng nghĩa rằng bạn sẽ phải tự mình thực hiện mọi thứ. Trong các trường hợp rối ren và phức tạp. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia có thể là nước đi tốt nhất dành cho bạn.
Cohen khuyên rằng: “Khi phải đối mặt với một cuộc đàm phán khó khăn. Hãy hỏi xin tư vấn từ một chuyên gia. Có thể là một nhà tuyển dụng hoặc một người hướng nghiệp có rất nhiều kinh nghiệm trong việc giúp đỡ khách hàng đàm phán về chi phí bồi thường hợp đồng và những lời mời làm việc.”
Dù cho bạn không phải đối mặt với nguy cơ nhận trát hầu tòa. Nhận lời tư vấn từ chuyên gia sẽ giúp bạn suy nghĩ một cách có hệ thống.
Tìm hiểu xem còn có thể sử dụng những quyền lợi nào. Giúp bạn tạo ra được một tình huống mang tính thuyết phục nhất có thể.
Rassas cũng nhắc nhở: “Hãy nhớ rằng, nếu một nhân viên đàm phán về chi phí bồi thường hợp đồng với bất kì một người nào trong phòng Nhân sự của công ty. Họ sẽ có khả năng rằng người đứng ra đàm phán với bạn đã từng tiếp xúc với nhiều yêu cầu bồi thường khác. Hoặc họ đã được rèn luyện các cách để có thể xử lý những tình huống tương tự. Một nhân viên khi lần đầu thương thuyết về chi phí bồi thường hợp đồng thường sẽ rất dễ gặp phải bất lợi.”
Kết luận: Bạn hãy thật thông minh và khéo léo trong vấn đề đàm phán quyền lợi khi kết thúc hợp đồng với công ty cũ. Một khi đã toàn tâm toàn ý sau cuộc thương lượng, bạn sẽ sẵn sàng cho công việc tiếp theo và thậm chí luôn thoải mái với nơi mình từng gắn bó.