Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho biết. Hiện Chính phủ đã có danh mục những ngành nghề được giảm – tăng tuổi nghỉ hưu. Có những ngành nghề không chỉ giảm 5 năm mà thậm chí tới 10 năm.
“Vấn đề này đang tiếp tục lấy ý kiến nhân dân. Làm sao tập trung tới được những đối tượng tác động trực tiếp của bộ luật này cho đến khi đạt chất lượng”. Ông Bùi Sỹ Lợi – phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ông trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 21-5 về đề xuất tăng tuổi hưu trong dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi.
“Công chức hành chính muốn tăng tuổi nghỉ hưu. Lao động phổ thông muốn giảm”
* Việc tăng tuổi hưu đối với người lao động đang bị hiểu là áp dụng đối với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Chính điều này đã gây ra những ý kiến trái chiều?
Người lao động đang nghĩ rằng khi luật này được áp dụng thì ai cũng phải nâng tuổi hưu. Hiểu như thế là chưa đúng. Về cơ bản, người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại… Đều được giảm tuổi nghỉ hưu. Không chỉ 5 mà 10 năm.
Hiện nay, chúng ta đang nóng lòng muốn Chính phủ đi kèm với quy định tăng tuổi hưu phải có phân loại theo 3 nhóm. Trong đó có danh mục ngành nghề được giảm. Tuy nhiên cũng không vội vàng. Chính phủ đang tiếp tục lấy ý kiến, đặc biệt là nhóm đối tượng người lao động phổ thông.
Về bản chất, khi sửa đổi Bộ luật lao động sẽ tạo ra sự xung đột quyền lợi giữa các nhóm lao động phổ thông, lao động hành chính, công nhân, viên chức… Trong khi người lao động muốn giảm tuổi hưu. Người làm hành chính sự nghiệp lại muốn được nâng tuổi, đặc biệt trong khu vực công.
Đây chính là điều cần xem xét kỹ để đảm bảo được lợi ích cho tất cả khi bộ luật được trình ra.
* Quan điểm của ông như thế nào về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu?
Tôi cho rằng quy định tăng tuổi nghỉ hưu là đúng bởi tuổi thọ bình quân cả nước hiện nay đã lên 76,6. Vấn đề quan trọng là chất lượng của việc tăng tuổi thọ này. Tuổi thọ thì cao nhưng bệnh tật của người lớn tuổi cũng rất lớn.
Nếu áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu đại trà thì sẽ lợi bất cập hại. Có thể tăng thêm tiền lương khi về hưu nhưng sức khoẻ kém thì chi cho y tế cũng rất lớn. Đây là điều đang được tính toán.
Điều chỉnh tuổi hưu, Chính phủ đã đặt ra hai phương án như trong dự thảo, tuy nhiên chưa ngã ngũ. Thời gian tăng tuổi hưu ở cả hai phương án đều theo lộ trình nhưng về bản chất là giống nhau.
Có một câu hỏi mà cho tới giờ chúng ta vẫn chưa có câu trả lời. Đó là khi đặt ra thời gian tăng tuổi hưu là tại sao lại nâng tuổi hưu nam 62. Nữ 60 mà không thực hiện bình đẳng giới.
Nghỉ sớm nhưng làm trong điều kiện độc hại thì lương hưu vẫn cao
* Nhiều người băn khoăn rằng có một số công việc mà tuổi lao động rất ngắn. Người lao động phải nghỉ sớm. Như thế thì lương hưu sẽ thấp hơn?
Tôi cho rằng điều chỉnh tuổi hưu không chỉ tác động tới tình hình chung. Nó còn tác động trước tiên đến bản thân người lao động. Anh đóng góp thêm thời gian lao động thì khi về hưu lương sẽ cao hơn. Khi anh không còn lao động trong cơ quan nhà nước nữa. Anh có quyền tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Lao động luôn đi đôi với quyền lợi tương xứng chứ không phải kéo dài tuổi mà lương vẫn giữ nguyên.
Trong dự thảo có một điểm rất đáng chú ý là “quyền được kéo dài 5 năm hoặc giảm 5 năm”. Điều này sẽ dẫn đến câu hỏi là người lao động trong điều kiện nặng nhọc. Khi về hưu sớm liệu có được hưởng tối đa lương bình quân theo khung 75% không.
Đương nhiên là Nhà nước phải tính đến điều đó. Dù anh lao động ít thời gian hơn các ngành nghề khác. Nhưng trong điều kiện độc hại, ảnh hưởng tới sức khoẻ thì chế độ lương hưu cũng phải đảm bảo bù đắp.
* Nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề. Tại sao không để cho từng bộ ngành đặt ra các quy định thời gian hết tuổi lao động?
Đặt vấn đề như thế cũng không sai. Hiện nay Luật công an nhân dân, Luật toà án, Viện kiểm sát… Cũng đã có quy định, nhưng đó chỉ là quy định của từng ngành. Cần có một bộ luật mang tính quốc gia quy định về độ tuổi lao động. Bộ luật này sẽ dẫn chiếu ra các bộ luật và luật khác để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.
Theo Tuổi trẻ online