Nghệ thuật là lĩnh vực thiên về khả năng sáng tạo và khá đặc biệt so với nhiều ngành khác. Để ứng tuyển trong lĩnh vực này, mỗi cá nhân cần làm nổi bật năng khiếu trong mẫu CV xin việc. Vậy một CV xin việc trong lĩnh vực nghệ thuật thì có điểm gì khác biệt? Yếu tố nào trong CV có thể “hạ gục” được nhà tuyển dụng? Địa chỉ nào sở hữu những mẫu CV xin việc độc đáo mà bạn có thể tham khảo?
1. Các yếu tố mấu chốt trong CV xin việc thuộc lĩnh vực nghệ thuật
Để chinh phục được nhà tuyển dụng, CV xin việc của bạn cần thể hiện được những yếu tố then chốt dưới đây:
Thể hiện niềm đam mê của bản thân
Trong lĩnh vực nghệ thuật, yếu tố đam mê sẽ là chìa khóa để bạn thành công trong công việc. Bạn hãy để nhà tuyển dụng nhìn thấy được niềm đam mê và sự “cuồng nhiệt” trong vị trí công việc mà bạn dự tuyển.
Vậy nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào điều gì để đánh giá được “niềm đam mê” của bạn. Điều này thể hiện qua việc bạn nói về đam mê đó ra sao? Bạn đã làm những gì để thực hiện đam mê đó? Các hoạt động ngoại khóa, chương trình nghệ thuật mà bạn đã tham gia, giao lưu. Tần suất bạn tham gia như thế nào? Tiếp đến là những dự án cá nhân nào mà bạn đã làm được.
Nhà tuyển dụng sẽ rất trân trọng nếu trong CV của bạn có lời nhận xét của nhà trường mà bạn theo học; hay của người quản lý thuộc công ty cũ mà bạn làm trước đó. Đây sẽ là căn cứ họ đánh giá được sự “đam mê” của bạn trong công việc.
CV xin việc thể hiện được sự chuẩn bị có đầu tư
Trong nghệ thuật, bạn cần biết bản thân mình là ai và năng khiếu của bản thân là gì? Tuy nhiên việc bạn chỉ có năng khiếu mà không được đào tạo bài bản thì sẽ khiến nhà tuyển dụng “lo lắng”.
Do đó bạn cần cho nhà tuyển dụng biết bằng cấp mà bạn đạt được thuộc chuyên ngành có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không? Các khóa học Art bạn tham gia, hay bảng điểm SAT hoặc ACT mà bạn đạt được. Đây là căn cứ để nhà tuyển dụng biết được rằng bạn đã có sự chuẩn bị và đầu tư cho “ngành nghề” mà bạn theo đuổi ra sao? Việc bạn thể hiện tốt mục này chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng “đổ gục”.
CV xin việc thể hiện được tiềm năng bản thân
Lĩnh vực nghệ thuật đòi hỏi bạn là người dồi dào tiềm năng; một viên ngọc có thể chưa được mài dũa nhưng chắc chắn sau này sẽ trở thành viên ngọc sáng. Bạn không nên cho nhà tuyển dụng thấy được bạn chỉ là viên đá; mài mãi không thể trở thành ngọc được.
Bạn không chỉ thể hiện được niềm đam mê trong CV mà còn phải thể hiện được tiềm năng. Đó là yếu tố bạn sẽ làm công việc ngày càng tốt và hiệu quả, mang đến nhiều thành công. Yếu tố tiềm năng có thể là những khóa học bạn đang tham gia; những năng khiếu khác bên cạnh lợi thế chính của bạn.
CV xin việc thể hiện được thành tích, giải thưởng, thành tựu của bản thân
Làm trong lĩnh vực nghệ thuật luôn đòi hỏi nhiều thử thách lớn, đòi hỏi sự sáng tạo rất cao. Thứ mà nhà tuyển dụng mong chờ ở bạn có lẽ chính là một bản CV hoặc portfolio ấn tượng.
Bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy được thành tựu, giải thưởng mà bạn đạt được trong lĩnh vực nghệ thuật là gì? Bạn hãy thể hiện bạn là ứng cử viên sáng giá và lý tưởng cho vị trí mà nhà tuyển dụng đang còn thiếu. Thêm vào đó, riêng đối với lĩnh vực nghệ thuật, bản CV cũng là yếu tố thể hiện được sự sáng tạo của bạn. Vậy nên, đừng gò ép mẫu CV xin việc thành dạng chữ liệt kê như thông thường. Bạn có thể thay bằng hình ảnh, thậm chí là những video tự quay độc đáo.
2. CV xin việc cần nêu được các thông tin cơ bản nhất của bản thân
Trong nội dung một bản CV, bạn cần nêu bật được những thông tin cơ bản nhất của bản thân. Đây là những mục không thể thiếu trong bất cứ một bản CV nào.
Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân là mục giúp nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn được nhanh và chuẩn xác nhất. Trong phần này bạn cần thể hiện được họ tên, tình trạng hôn nhân, địa chỉ, email, điện thoại,… Chi tiết hơn có thể là địa chỉ FB, Skype,… giúp bạn cập nhật thông tin nhà tuyển dụng nhanh nhất.
Email, FB, Skype,… bạn nên lấy họ tên đầy đủ của bản thân thay vì sử dụng biệt danh vì nó không giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong lòng người tuyển dụng.
Trình độ học vấn
Phần này giúp nhà tuyển dụng biết được rằng lĩnh vực học và bằng cấp của bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không? Bởi lĩnh vực nghệ thuật là một phạm trù đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy; tuy nhiên, bạn phải có sự đào tạo bài bản và kỹ năng tốt thì mới có thể làm được.
Kinh nghiệm làm việc
Thực tế, lĩnh vực nghệ thuật có rất nhiều chuyên ngành mà bạn sẽ theo đuổi. Đó có thể là ngành biên kịch; ngành âm nhạc; ngành sân khấu điện ảnh, diễn viên; thiết kế mỹ thuật, quảng cáo,… Tùy vào vị trí tuyển dụng, bạn nêu lên được những công việc, vị trí mà bạn đã từng làm và trải nghiệm trước đây. Đây sẽ là cơ sở để các CEO tuyển dụng biết được bạn có khả năng tiếp quản công việc này tốt hay không?
3. CV xin việc cần thể hiện được mục tiêu nghề nghiệp
Mỗi một ngành đều có một mục tiêu rất rõ ràng và riêng biệt. Ngành nghệ thuật đó chính là mang đến những tác phẩm hay; những bộ phim kinh điển; một diễn viên đa năng có tâm với nghề và có những vai diễn “để đời”,… Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu, chí hướng của bản thân trong vị trí mà mình tuyển dụng. Đó có thể là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Trong phần này bạn cần viết sao cho nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu của bạn là nghiêm túc. Để có thể theo đuổi đam mê hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật bạn cần thể hiện tốt trong mẫu CV xin việc. Bởi nhà tuyển dụng sẽ dựa vào CV của bạn để thấy được thái độ cũng như tiềm năng bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không? Nếu bạn đang lo lắng về cách làm mẫu CV xin việc trong lĩnh vực nghệ thuật thì hãy đến với TopCV. TopCV sẽ giúp bạn tạo ra bản CV ấn tượng. Đồng thời, bạn có thể tham khảo các mẫu CV xin việc độc đáo, giúp bạn đưa ra những ý tưởng “chinh phục nhà tuyển dụng”.
CHỌN MẪU TẠI ĐÂY