Thực tập sinh có thể là một vị trí nhỏ bé. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng có được. Làm Intern ở các tập đoàn lớn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho bạn. Đồng hành với nó sự cạnh tranh cũng không hề kém cạnh bất kì vị trí chính thức nào.
Thực tập là khoảng thời gian quan trọng giúp chúng ta cọ sát, học hỏi cũng là lúc nhà tuyển dụng tìm thấy cho mình nguồn nhân lực tiềm năng. Rất nhiều công ty, tập đoàn lớn hiện nay đầu tư vào các chương trình Intern, Fresher. Nó như một “vườn ươm” lao động quan trọng và cần thiết. Vậy nên việc cạnh tranh để có được một vị trí thực tập thuận lợi cũng rất khốc liệt. CV chính là vũ khí đầu tiên!
Trình bày logic, đẹp mắt, ngắn gọn
Tham khảo nhiều mẫu CV đẹp mắt của TopCV tại đây
Mỗi khi đến mùa thực tập. Nhà tuyển dụng sẽ nhận hàng trăm CV của ứng viên. Họ không có thời gian để xem kỹ từng CV. Thông thường, nhà tuyển dụng chỉ dành ra 10 – 15 giây để lướt qua CV. Làm thế nào để CV sống sót qua thử thách 15 giây này?
Chưa bàn đến nội dung bên trong. Ngay từ hình thức trình bày đã đủ để nhà tuyển dụng quyết định có nên xem xét CV của bạn hay không. Một CV trình bày gọn gàng, thông minh sẽ dễ tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. CV xin thực thực tập chỉ nên nằm trong độ dài 1 hoặc 2 trang A4 là được.
Tạo ấn tượng bởi kĩ năng
Không có nhiều kinh nghiệm là điểm yếu thường thấy của CV thực tập. Không sao, hãy bù đắp điều đó bằng kĩ năng. Với ứng viên xin vào thực tập. Nhà tuyển dụng thường rất chú trọng đến kỹ năng của bạn để xem bạn sẽ đi bao xa trong công việc đã chọn.
Vậy nên, hãy đặt mục kĩ năng ở một vị trí nổi bật và dễ quan sát trong CV. Đưa vào đó những kỹ năng liên quan đến công việc ứng tuyển. Từ thuyết phục nhà tuyển dụng. Nên nhớ là không nên bỏ qua bất kì “tài lẻ” nào nhé! Ngay cả việc bạn chơi cùng một môn thể thao với người lọc hồ sơ cũng là một lợi thế!
Lấy hoạt động xã hội làm điểm nhấn cho đơn xin thực tập
Các thành tích trong câu lạc bộ, tổ chức tình nguyện, chương trình từ thiện thường rất có giá trị trong đơn xin thực tập. Nhất là đối với các sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm.
Đừng chỉ dừng lại ở nêu tên công ty, vị trí làm việc hay thời gian làm việc. Hãy viết chi tiết hơn. Nhà tuyển dụng sẽ hiểu bạn hơn nếu biết bạn đã làm tại vị trí nào. Đã trải nghiệm làm những đầu việc cụ thể nào. Được mọi người ghi nhận ra sao. Các con số thường sẽ tạo niềm tin và gây ấn tượng hơn. Vì thế, hãy tận dụng nó.
Mục tiêu nghề nghiệp mạnh mẽ
Thông thường, nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng giữ lại những ứng viên có định hướng, mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với định hướng chung của đơn vị để làm việc lâu dài. Vậy nên, nếu muốn CV của mình tỏa sáng, lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng, bạn nên thể hiện mục tiêu nghề nghiệp một cách rõ ràng, đi đúng trọng tâm và cho nhà tuyển dụng thấy lý do mà họ nên tuyển bạn. Suy cho cùng ai cũng muốn làm việc với một người đam mê và trách nhiệm, điều này bạn sẽ thể hiện được ở mục tiêu của mình.
Kiểm tra, kiểm tra và kiểm tra
Trước khi gửi CV, bạn nên kiểm tra thật kỹ, tránh mắc các lỗi cơ bản như hỏng font chữ, màu sắc không thống nhất, không căn lề, lỗi chính tả trên CV… CV càng sạch sẽ càng thể hiện sự chỉn chu, nghiêm túc của bạn đối với công việc muốn thử sức. Bạn nên kiểm tra CV, địa chỉ email nhà tuyển dụng, nội dung email ít nhất 3 lần trước khi gửi đi.
CV được gửi đi cũng đồng nghĩa bạn đã hoàn thành 1/3 công việc nên làm. Một tuần tiếp theo chính là thời gian chờ đợi nhà tuyển dụng gọi đến phỏng vấn. Nếu không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng, bạn nên gọi điện thoại hỏi họ đã nhận được CV của bạn chưa. Điều này cũng phần nào thể hiện sự chủ động, tích cực của bạn.