Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Con đường thành công từ số 0 tròn trĩnh tới ông vua cà phê Việt Nam

Trước khi trở thành ông vua cà phê Việt Nam với khối tài sản khổng lồ, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng đã từng trải qua vô vàn khó khăn từ con đường học vấn cho tới những ngày đầu khởi nghiệp trên thương trường. Đặt sang một bên những tranh cãi gây “náo loạn” truyền thông gần đây; những tư duy, chiến lược và tầm nhìn,… của ông Vũ vẫn trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều người đang loay hoay trên con đường vươn tới thành công.

Nung nấu ý tưởng

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk , Việt Nam.

Từ nhỏ, chứng kiến cảnh mình mẹ phải lo lắng mọi việc trong nhà; gia đình sống trong cảnh nghèo khó; ông Nguyễn Vũ phụ giúp mẹ và kiếm tiền cho cuộc sống gia đình; ông đi làm thuê từ rất sớm; bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như bẻ ngô, chăn lợn hay giúp mẹ đóng gạch.

Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên với ước mơ trở thành một bác sĩ. Vì nghèo, ông vừa phải đi học vừa đi làm thêm để trang trải.

Sau một thời gian theo học ngành Y tại Đại học Tây Nguyên; đến năm thứ 3 đại học, ông bỗng nhận ra mình không thực sự phù hợp và yêu thích ngành này. Ông Vũ luôn trăn trở về cuộc sống và công việc của người thầy thuốc. Bởi, muốn có cuộc sống khấm khá hơn, phần nhiều những người học y đã “quên lời thề Hippocrate”.

Ông Vũ chính thức bỏ học và vào TP.HCM để tìm kiếm con đường làm giàu với số tiền trong túi là 100.000 đồng. Tuy nhiên người chú ở TP.HCM đã bắt ông quay lại Đắk Lắk với câu nói: Học cho xong đi đã.

Đặng Lê Nguyên Vũ đồng ý trở lại trường vài ngày sau đó; tuy nhiên, vẫn luôn nung nấu ý tưởng kinh doanh.

Bước đầu kinh doanh và những thành công

Khi trình bày suy nghĩ với bạn bè, ai cũng gọi ông là “thằng điên hạng nặng”; ả trường đại học chỉ vài ba người là chịu nói chuyện với ông.

Tuy nhiên, Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn tìm được ba người cộng sự học cùng lớp; cùng họ bắt tay xây dựng đế chế cà phê Trung Nguyên lẫy lừng như bây giờ.

Trên chiếc xe đạp cà tàng, đến từng đại lý thu mua cà phê để bắt đầu sự nghiệp; những ý tưởng lớn dần theo những vòng quay bánh xe. Nung nấu trong đầu chàng trai Tây Nguyên này là câu hỏi: Tại sao Việt Nam; mà chủ yếu là Buôn Ma Thuột, nơi có hạt cà phê vào loại ngon nhất thế giới; xuất khẩu cà phê cũng vào hàng đầu thế giới; nhưng giá trị thu về vẫn thấp, nông dân vẫn nghèo?

Cách nghĩ khác tiếp theo làm thay đổi sự nghiệp của anh chàng kinh doanh cà phê rang xay đó là chỉ có chế biến mới tạo nên giá trị. Tư duy này hiện giờ là phổ biến; nhưng cách đây 18 năm; khi Hãng cà phê Trung Nguyên ra đời, xuất khẩu cà phê thô vẫn là mục tiêu chính. Thậm chí, ý tưởng chế biến cà phê của Vũ bị kêu là khùng; chứ chưa nói đến tham vọng chế biến cà phê ngon để xuất khẩu.

Ngay cả việc Đặng Lê Nguyên Vũ đã đặt tên cho doanh nghiệp của mình cũng rất khác, nghe khá ngông; đó là “Hãng cà phê Trung Nguyên”. Trong tiếng Việt và trong ý niệm của giới kinh doanh nói chung; hãng là một cơ sở to tát, chứ không thể là một căn nhà nhỏ ọp ẹp và chiếc máy rang xay cà phê cũ kỹ công suất thấp như của ông chủ Hãng cà phê Trung Nguyên khi đó.

Trái ngược với những lời bàn tán; không lâu sau, thương hiệu cà phê Trung Nguyên vượt ra khỏi ranh giới Đắk Lắk. Năm 1998, cuộc đổ bộ rầm rộ, với sức công phá mạnh đã giúp cà phê Trung Nguyên phủ khắp các ngõ ngách của Sài Gòn; tới từng dân nghiền cà phê. Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo ra cách thức để khách hàng tự mình trở thành người sành điệu về cà phê; tự tạo hình ảnh cá nhân qua sự lựa chọn khác nhau trong từng hương vị của cà phê.

Thậm chí, người ta đã gọi tất cả các loại cà phê ngon, có gu là cà phê Trung Nguyên như một chỉ dẫn cho thị trường cà phê Việt Nam; như cách mà người Việt vẫn gọi xe máy là Honda…

Năm 2003, sản phầm G7 ra đời. Sản phẩm chính thức đánh dấu bước phát triển mới của Trung Nguyên trong việc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam; khi lần đầu tiên vượt qua Vinacafe và Nestlé về thị phần.

Thành công nối tiếp thành công, Trung Nguyên cho xây dựng hàng loạt nhà máy cà phê; trong đó nhà máy ở Bình Dương lớn nhất Việt Nam còn nhà máy tại Bắc Giang lớn nhất châu Á.

Danh mục sản phẩm cà phê của Trung Nguyên cứ dài ra mãi, từ cà phê chồn; cà phê rang xay; cà phê hạt nguyên chất đến cà phê tươi; cà phê hòa tan…

Không chỉ xây dựng nhà máy chế biến, Đặng Lê Nguyên Vũ còn cho lập Làng cà phê Trung Nguyên rộng 20.000m2; Bảo tàng cà phê tại Buôn Mê Thuột nhằm biến nơi đây thành thủ phủ cà phê toàn cầu.

Với ước mong vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới, năm 2008, Trung Nguyên đã thành lập văn phòng tại Singapore nhằm mục tiêu phát triển thị trường này thành một cứ điểm để mở rộng ra khối Asean và toàn cầu. Tính đến nay, cà phê Trung Nguyên đã có mặt tại 60 quốc gia.

Ông Vũ còn tuyên bố sẽ đưa cà phê Trung Nguyên vào Mỹ và đánh bại Starbucks ngay tại thị trường của nó. Đồng thời ông cũng không giấu diếm tham vọng trở thành người lãnh đạo ngành cà phê thế giới.

Tháng 2/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua Cà phê Việt” một cách chính thức trên tạp chí uy tín National Geographic Traveller.

Tháng 8/2012, Tạp chí Forbes nhắc lại danh hiệu này với lời ca ngợi “zero to hero” (nhân vật từ vô danh thành anh hùng).

Tháng 8/2012, Tạp chí Forbes nhắc lại danh hiệu này với lời ca ngợi “zero to hero” (nhân vật từ vô danh thành anh hùng).

Tài sản khổng lồ

Liên tục phát triển mạnh mẽ công ty đã giúp ông Vũ có được khối tài sản khổng lồ. Theo báo cáo của Tập đoàn Trung Nguyên qua các năm; doanh thu của công ty trong giai đoạn 2015-2017 đạt quanh mức 3.800 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của tập đoàn đạt 5.696 tỷ đồng. Đây cũng là giai đoạn công ty chịu ảnh hưởng khi hai vợ chồng ông chủ tập đoàn liên tục xảy ra tranh chấp kiện tụng. Điều này khiến lợi nhuận trước thuế của Trung Nguyên liên tục giảm qua các năm; từ 1.294 tỷ đồng (năm 2014) xuống 808,5 tỷ đồng (năm 2015); và xuống tiếp 768 tỷ (năm 2016) rồi 681 tỷ đồng (năm 2017).

Trong vài năm gần đây, Trung Nguyên đã chi gần 1.000 tỷ để làm truyền thông; 300 tỷ đồng mua siêu xe; hay 200 tỷ đồng cho chương trình “Lập chí vĩ đại – khởi nghiệp kiến quốc”… Điều này cũng khiến cho tranh chấp và kiện tụng giữa hai vợ chồng lên đến đỉnh điểm.

Hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên có 3 mảng chính gồm kinh doanh – chế biến cà phê; bán lẻ và nhượng quyền thương hiệu (franchising). Theo thông tin từ Chứng khoán Bảo Việt, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được mạng lưới hơn 2.500 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và ở nước ngoài như Mỹ, Nhật, Singapore.

Diễn giả mang theo nguồn cảm hứng lớn

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ luôn mở lòng với người trẻ; đặc biệt là sinh viên; khuyến khích họ khởi nghiệp, sáng tạo; thay đổi bản thâ; thay đổi hoàn cảnh gia đình; cống hiến cho đất nước.

Khi chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên, ông nói chỉ cần có chí hướng ước mơ là gần như thành công rồi; nửa còn lại là ý chí. Vốn lớn nhất là lòng tin của người khác.

Trong các diễn đàn kinh tế, các buổi nói chuyện với sinh viên, truyền cảm hứng; động lực cho sinh viên; trao gửi tâm thế cho thế hệ trẻ trên bước đường khởi nghiệp, kiến quốc; ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên đều nhấn mạnh khát khao muốn Việt Nam phát triển bền vững và vươn tầm ra thế giới.

Được biết, Trung Nguyên “vẫn in hàng trăm nghìn cuốn sách đồng hành sinh viên học sinh, khuyến học; nung chí quốc gia khởi nghiệp. Vẫn xây bảo tàng cà phê và các công trình sáng tạo, chữa lành… ở Daklak”.

Ngoài các hoạt động kinh doanh cà phê tại Trung Nguyên; Đặng Lê Nguyên Vũ còn tham gia hàng ngàn cuộc nói chuyện gặp gỡ thanh niên, sinh viên Việt Nam và quốc tế để trao đổi với các bạn trẻ về tinh thần sáng tạo khát vọng làm giàu cho ra đời sự kiện ngày hội sáng tạo vì khát vọng Việt; chương trình hành trình khát vọng Việt nhằm góp phần xây dựng cho đất nước một thế hệ thanh niên mới mang trong mình nhiều hoài bão lớn; quyết tâm lớn mở ra một kỷ nguyên hùng mạnh cho đất nước.

Cho dù đời tư xung quanh ông có đang phức tạp và được truyền thông lao vào mổ xẻ; người ta vẫn không thể phủ nhận khả năng, suy nghĩ, tư duy, chiến lược và cái tâm ông đặt vào sự nghiệp của mình; với ước mong mang cà phê Việt Nam ra khắp nới trên thế giới và “đánh bại Starbucks”.