CIT là gì và những quy định về thuế CIT cần nắm rõ

CIT la gi
CIT la gi

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế phổ biến mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có trách nhiệm đóng cho Nhà nước. Việc nắm rõ bản chất của thuế CIT là gì và những quy định của pháp luật về thuế CIT sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong nghĩa vụ đóng thuế.

CIT là gì?

CIT là viết tắt của cụm từ tiếng anh Corporate Incomes Tax có nghĩa là thuế thu nhập doanh nghiệp.

CIT được hiểu là khoản thuế mà tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Khoản thuế này được tính dựa trên cơ sở thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp và các đơn vị hoạt động kinh doanh tại một thời điểm nhất định.

CIT là gì?
CIT là gì?

>>> Xem thêm: Lợi nhuận là gì và bí quyết để gia tăng lợi nhuận bền vững

Tại sao các doanh nghiệp phải nộp thuế CIT?

Không phải ngẫu nhiên mà doanh nghiệp phải đóng thuế CIT khi mà nguồn thu và lợi nhuận đều dựa trên sự nỗ lực của chính doanh nghiệp tạo ra. Thực tế ý nghĩa của việc nộp thuế CIT mang lại vô cùng cùng lớn. Cụ thể:

  • Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được sự bảo trợ và điều hành của cơ quan Nhà nước, từ đó được tạo môi trường và điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh có định hướng và hiệu quả.
  • Khoản CIT cũng là cơ sở để doanh nghiệp có căn cứ xác định hiệu quả kinh doanh của bản thân và nền kinh tế. Doanh nghiệp đóng thuế càng nhiều càng chứng tỏ mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
  • Trong bối cảnh kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh, CIT là cách thức giúp Nhà nước kiểm soát và điều tiết mọi khoản thu nhập của doanh nghiệp từ đó có cách thức quản lý và điều phối hoạt động kinh doanh để tạo sự cân bằng giữa các doanh nghiệp.
  • Việc cá nhân, tổ chức nộp thuế cho nhà nước sẽ góp phần gia tăng ngân sách Nhà nước, là nguồn vốn giúp Nhà nước thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, miễn thuế,… tạo động lực lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
  • Một phần thuế sẽ được chi trả thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng mà mỗi cá nhân, tổ chức đều có cơ hội được thừa hưởng.

Đặc điểm của CIT là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu

Thuế CIT đánh trực tiếp vào thu nhập của những người có vốn đóng góp trong công ty. Mức thuế suất khác nhau có thể áp dụng các nhóm đối tượng hoặc các loại thu nhập khác nhau nhằm mục tiêu điều tiết nền kinh tế, cân bằng sự chênh lệch trong sản xuất, kinh doanh. CIT không chỉ đóng vai trò tăng ngân sách Nhà nước mà vừa góp phần điều tiết kinh tế và điều hoà thu nhập xã hội, do vậy thuế thu nhập doanh nghiệp gắn liền với các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.

Đối tượng đánh thuế CIT là thu nhập của tổ chức, pháp nhân kinh doanh

Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế theo định kỳ cố định của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, do vậy khi kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có lợi nhuận thì mới chịu khoản thuế CIT.

CIT là loại thuế phức tạp, quản lý khó khăn

Thuế CIT không có tính ổn định, do mức thu sẽ có sự thay đổi liên tục dựa theo hiệu quả kinh doanh theo các giai đoạn. Đồng thời, nguồn thu của doanh nghiệp cũng đến từ nhiều khoản khác nhau. Vì vậy, nhà nước cũng phải xác định các khoản thu nhập, nguồn gốc thu nhập và xác định được các khoản thu phải chịu thuế… điều này gây ra nhiều khó khăn và phức tạp cho quá trình quản lý.

Quan hệ về thu nhập và các chính sách

Thuế thu nhập được quy định và điều chỉnh dựa trên văn bản quy phạm pháp luật về thuế Quốc gia như thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân …và dựa trên văn bản quy phạm pháp luật thuế của quốc tế, những cam kết quốc tế về tự do hóa thương mại và bảo hộ đầu tư.

CIT là một loại thuế phức tạp
CIT là một loại thuế phức tạp

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức tính thuế CIT:

CIT = Doanh thu – Chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác

Trong đó:

  •   Doanh thu là tất cả số tiền vốn, lãi và các khoản chi phí mà doanh nghiệp thu về được sau một thời gian nhất định.
  •   Chi phí được trừ là những khoản chi phí phát sinh khác, yêu cầu phải có hóa đơn đi kèm theo quy định pháp luật.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:

CIT = (Thu nhập tính thuế – quỹ phát triển KH&CN (Nếu có) x Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp

Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối với quy định về thời gian nộp hồ sơ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp:

  • Thời gian chậm nhất để nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính
  • Với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất vào ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về những trường hợp kể trên.
  • Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.

Đối với quy định về thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh:

  • Doanh nghiệp sẽ tạm nộp thuế CIT theo quý và theo quyết toán thuế năm
  • Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh để thực hiện tạp nộp thuế TNDN của mỗi quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế
  • Theo quy định của pháp luật sẽ có một số doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý, do vậy những doanh nghiệp này phải căn cứ vào báo cáo tài chính chính quý và các quy  định của pháp luật về thuế hiện hành để xác định số thuế CIT phải tạm nộp hàng quý.
  • Trường hợp những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tình chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế CIT tạm nộp quý.   
  • Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế CIT muộn sẽ phải nộp phạt thêm 20% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp khi quyết toán.
Cần nắm rõ các quy định về thuế CIT để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế kịp thời.
Cần nắm rõ các quy định về thuế CIT để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế kịp thời

Những vấn đề xoay quanh về thuế đều được quy định rõ ràng tại các thông tư và nghị định của Chính Phủ, do vậy những doanh nghiệp nói chung và nhất là những người đảm nhận công việc kế toán trong doanh nghiệp càng phải nắm rõ để chủ động và có trách nhiệm nộp thuế đúng thời hạn.

>>> Xem thêm: 10 công việc của thực tập sinh kế toán giúp bạn trở thành kế toán giỏi trong tương lai

Hy vọng bài viết này của Blog TopCV đã giúp bạn đọc hiểu rõ CIT là thuế gì và những đặc điểm của loại thuế này. Chính vì khá phức tạp và đòi hỏi một quy trình vô cùng chặt chẽ mà vai trò của những người làm tài chính – kế toán trong doanh nghiệp luôn được xem là vị trí việc làm vô cùng quan trọng.

Nếu ứng viên cảm thấy có hứng thú và muốn tìm hiểu sâu vào lĩnh vực này có thể tham khảo những việc làm kế toán tại TopCV. Chắc chắn rằng, những kiến thức về thuế nói chung và thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ luôn là một hành trang cần thiết cho bất kỳ ai trong công việc và cuộc sống.