Những ngày tuổi nhỏ bố mẹ thường thủ thỉ với chúng ta rằng “Cứ học thật tốt điểm thật cao; sau này làm gì cũng thành công con ạ“. Thế là chúng ta tin thật, cày cuốc thật, dẫn đầu về năng lực mà không hề biết một thực tế rằng; muốn làm lãnh đạo thì năng lực thôi là chưa đủ!
“Chuyên môn xuất sắc tới mấy thì cũng chỉ có thế làm lính tốt, không đủ để làm sếp” Câu nói vui vẻ của anh leader trên bàn nhậu cũng khiến tôi ngộ ra nhiều điều. Một cấp dưới xuất sắc chắc chắn phải có năng lực vượt trội; tuy nhiên nếu bạn muốn thăng tiến; muốn trở thành lãnh đạo thì năng lực đôi khi không phải là yếu tố tiên quyết!
Quan hệ là điều luôn cần
Bạn không thể suốt ngày chỉ chăm chú vào giấy tờ sổ sách; lo chạy deadline mà không là tới mối quan hệ đồng nghiệp. Chúng ta có thể tồn tại một mình trong chốn công sở; nhưng phải nhớ tồn tại là chưa đủ; phát triển mới là quan trọng.
Network (mạng lưới mối quan hệ) trong công việc chính là điều bạn luôn luôn phải coi trọng nếu muốn phát triển sự nghiệp. Thậm chí đối với một số nghề nghiệp đặc thù thì network mới chính là yếu tố quyết định.
Xây dựng network bằng giao tiếp
Giao tiếp tốt trong làm việc nghĩa là thành thạo cả văn nói và văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói; ngôn ngữ cơ thể; đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu; thuyết phục; biết cách trình bày logic; lập luận rõ ràng; để nêu lên ý tưởng thậm chí là lôi kéo cả “đồng minh” trong công việc.
Khả năng giao tiếp tốt đặc biệt huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Chúng ta cần một người quản lý có khả năng giao tiếp để truyền lửa cho nhân viên.
Mở rộng network bằng phương pháp thích nghi
Mỗi người có một cung cách làm việc khác nhau. Để có thể mở rộng mạng lưới network trong công việc, lấy được niềm tin của mọi người; bạn cần phải biết cách thích nghi.
Đây không phải là yêu cầu dễ dàng, bạn luôn cần phải dụng tâm dụng ý; tìm hiều về môi trường; ứng dụng cả kĩ năng; công nghệ thậm chí cả sự dũng cảm để dám thay đổi bản thân. Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn. Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy động lực để hoàn thành tốt vai trò của một người lãnh đạo. Xin chúc bạn thành công!
Tự tin để khẳng định bản thân
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc; tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng; kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức; học hỏi điều đó từ những người khác.
Tự tin để quyết đoán trong mọi quyết định
Là người quản lý, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng; trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó.
Tự tin để kiên định với quyết định của mình
Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ; ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình. Vậy nên cần sự tự tin để biết đánh giá; biết lên tiếng và điều phối nhân lực bất chấp những ý kiến trái chiều
Tự tin để dám mạo hiểm
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng; bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không?
Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công; bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”; càng có nhiều sự chuẩn bị; mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt.
Thái độ tự tin mới là điều kiện cần, điều kiện đủ là khi bạn nằm lòng những thói quen giúp nâng cao năng lực lãnh đạo này!
Muốn đi đường dài luôn thì phải biết nhìn xa
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.
Biết nhìn xa để kiên trì theo đuổi mục tiêu.
Khi bạn có tầm nhìn xa, theo đuổi mục tiêu vĩ mô, bạn sẽ không vì những khó khăn nhỏ, vấp ngã ban đầu àm nản chí. Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khi chưa thực sự đối đầu với những vấn để mấu chốt. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi.
Biết nhìn xa để dám hy sinh lợi ích cá nhân trước mắt.
Bạn có sẵn sàng hy sinh để công việc của tập thể phát triển? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn. Khi bạn phấn đầu vì một mục tiêu lớn, cố gắng cho những thành quả đột phá thì động lực để dám hy sinh sẽ lớn hơn rất nhiều.
Xem thêm: 6 điều làm nên nhà lãnh đạo tuyệt vời
Nếu bạn tự tin với năng lực hiện tại, muốn thử sức với vị trí lãnh đạo như team leader, manager, trưởng phòng…đừng ngại ngần update lại mẫu CV và tìm cho mình cơ hội tốt hơn tại https://www.topcv.vn/viec-lam
Tổng hợp