Chân ướt chân ráo vào công ty mới, bạn chưa hoàn toàn sẵn sàng cho công việc, lại còn phải đối mặt với sự bắt nạt đến từ những nhân viên cũ. Tất nhiên, không phải môi trường làm việc nào cũng lý tưởng với những đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ ta. Vậy, nhân viên mới phải làm sao để đối phó với tình trạng “ma mới bắt nạt ma cũ”?
Môi trường công sở là một xã hội thu nhỏ. Bạn có thể gặp bất cứ kiểu người nào. Có người tốt, nhưng cũng có người liên tục bày trò chèn ép, gây khó dễ. Thậm chí, nhiều nhân viên mới đã nghĩ đến việc xin nghỉ chỉ sau vài ngày làm việc vì bị đồng nghiệp cũ bắt nạt.
Nhân viên mới phải làm gì để tránh bị đồng nghiệp bắt nạt
Nhân viên mới hãy tập trung vào công việc của mình
Kết quả công việc là thước đo chính xác nhất cho nỗ lực và cố gắng của bạn. Sẽ là bình thường nếu những ngày đầu bạn được giao nhiều việc “lặt vặt” hơn bình thường. Ở nhiều nơi, đồng nghiệp cũ thậm chí còn dồn việc; đùn đẩy trách nhiệm cho đồng nghiệp cũ; hoặc có những chiêu trò cô lập đồng nghiệp mới.
Bí quyết là hãy tập trung làm tốt bất kỳ công việc được giao; thay vì quá chú tâm vào những “kẻ bắt nạt”. Bởi điều họ mong muốn nhất là bạn không thành công mà thôi. Trước hết, hãy lên kế hoạch cụ thể với các mục tiêu rõ ràng. Để dù có bị giao nhiều việc bạn vẫn nhớ mục đích làm việc của bản thân là gì. Bên cạnh đó, nhân viên mới nên chủ động học hỏi và nắm bắt công việc. Cố gắng không đưa mình vào thế bị động; không hiểu rõ bản thân cần làm gì?
Khi bạn hoàn thành tốt công việc trong giai đoạn đầu tiên; tôi tin rằng dần dần mọi người trong công tty sẽ nhận ra những cố gắng của bạn.
Học cách lắng nghe và khiêm tốn
Lắng nghe là điều tiên quyết một nhân viên mới nên làm. Bạn không cần phải nói nhiều để thể hiện mình thông minh, tài giỏi. Lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp để hiểu họ nghĩ gì, muốn gì, là người như thế nào? Biết lắng nghe là thể hiện bạn là con người cầu tiến, chăm học hỏi; để hoàn thành tốt mục tiêu được giao. Tuy nhiên, lắng nghe không có nghĩa là bạn không có ý kiến cá nhân; gió chiều nào xoay chiều ấy.
Thêm vào đó, bạn cũng cần khiêm tốn. Khiêm tốn là điều quan trong giúp bạn tránh khỏi sự ghen ghét, đồ kị. Dù sao bạn cũng là người mới, bạn có rất nhiều thời gian để thể hiện bản thân. Hãy để bản thân thích ứng với môi trường cũng như văn hóa doanh nghiệp trước đã.
- Gửi nhân viên mới: Bỏ ngay suy nghĩ “chưa làm trò đã lo làm thầy” đi nhé!
- 4 bước nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới!
Chú trọng ăn mặc
Khi mới vào làm, chắc chắn các “ma cũ” sẽ rất để ý đến cách đi đừng, ăn mặc của bạn. Đừng để hình ảnh bản thân trở thành một chủ đề bàn tán. Bạn nên chú ý các quy định về đồng phục của công ty; để ý cách ăn mặc của mọi người ngay khi đến phỏng vấn. Tốt nhất nên chọn những bộ lịch sự, gon gàng, sạch sẽ. Đừng quá gây chú ý bằng những bộ cánh sành điệu, sexy. Bạn đi làm chứ không phải đi trình diễn thời gian. Ăn mặc phù hợp cũng là cách thể hiện sự tôn trọng với các đồng nghiệp. Từ đó nhận được sự yêu mến của mọi người.
Nhân viên mới cần giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
Sẽ có những lúc bạn cảm thấy ấm ức, tức giận khi bị chèn ép với chính các đồng nghiệp của mình. Nhưng dù trong trường hợp nào, bạn cũng cần phải bình tĩnh. Việc bạn cãi nhau, gây gổ với người khác chỉ làm hình ảnh của bạn xấu đi trong mắt đồng nghiệp mà thôi. Bạn sẽ trở thành một người lúc nào cũng mất bình tĩnh; gây mất đoàn kết.
Khi tranh chấp xảy ra, chẳng ai quan tâm ai đúng ai sai nữa. Và chẳng sếp nào muốn giữ một nhân viên mới vào đã mâu thuẫn với đồng nghiệp. Hãy ứng xử như một nhân viên chuyên nghiệp; biết kiểm soát cảm xúc của riêng mình. Nếu một người liên tục gây khó khăn cho bạn; sẽ mất không quá nhiều thời gian để những người khác cũng nhận ra. Và nếu bạn thực sự có khả năng, cũng mất không quá nhiều thời gian để chứng minh với sếp
Chăm chỉ tham gia hoạt động ngoại khóa
Bạn nên tận dụng mọi cơ hội để tham gia làm việc nhóm; các hoạt động ngoại khóa của công ty để tạo dựng mối quan hệ cho riêng mình. Nhân viên mới cũng sẽ nhanh chóng tìm thấy những người cùng “sóng” với mình. Việc sợ sệt, tách biệt chỉ khiến bạn ngày càng cô độc; không tìm thấy tiếng nói chung trong môi trường mới. Nên nhớ, họ là những đồng nghiệp tiếp xúc với bạn 8 tiếng/ ngày. Vậy nên, việc dành thời gian gặp gỡ và hiểu nhau là chẳng bao giờ thừa. Các hoạt động ngoại khóa là điều gắn kết mọi người trong công ty nhanh nhất. Và nhờ có sự gắn kết ấy thì các mối quan hệ vững chắc mới được tạo dựng.
Dù tất nhiên, bạn không thể khiến tất cả đều yêu mình được. Nhưng chí ít, họ cũng có ít hơn hội để nói xấu sau lưng và bắt nạt bạn.
Theo quan điểm của tôi, chúng ta cứ sống đúng, sống nhiệt tình và làm việc hết mình. Thì chẳng ai có thể chèn ép. Bởi xã hội còn có những người biết nhìn trước, nhìn sau; biết phân biệt đúng sai. Vậy nên, nếu bạn là nhân viên mới, hãy cố gắng lên nhé!
- Tham khảo thêm các mẫu CV để tăng 80% cơ hội trúng tuyển tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
- Tìm việc làm chất lượng lương cao tại: Việc làm chất lượng
- Tải App TopCV để trải nghiệm tìm kiếm và ứng tuyển công việc chỉ với một chạm: IOS: https://apple.co/2TSeTJA; Android: http://bit.ly/2FnLblz