Chính sách tinh giản biên chế 2019: Ai thuộc diện nguy hiểm?

chinh-sach-tinh-giản-bien-chế-2019:-ai-thuộc-diện-nguy-hiểm?-02

Bạn đã đọc bài viết 3 điều công chức, viên chức nên biết trong năm 2019. Bạn đã biết thông tin tổng biên chế nhà nước năm 2019 sẽ giảm 2%. Bạn lo lắng không biết số phận mình sẽ như thế nào? Đây là bài viết cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích!

Biên chế công chức năm 2019 giảm 5.400 người

Đây là thông tin được thể hiện tại Quyết định 1016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tổng biên chế công chức năm 2019 được Thủ tướng phê duyệt chỉ là 259.958 người.

So với năm 2018, con số trên đã giảm khoảng 5.500 người. Như vậy, các cơ quan, đơn vị sẽ phải thực hiện sắp xếp lại, tinh giản biên chế để đảm bảo tổng số lượng như trên.

Những đối tượng bị tinh giản biên chế 2019

Căn cứ Nghị định 108/2014/NĐ-CP và Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108. Cán bộ, công chức, viên chức có nguy cơ bị tinh giản biên chế trong năm tới là:

+ Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự.

+ Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ nhưng không bố trí được vị trí việc làm khác để thay thế.

+ Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện tại nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác…

+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp…

+ Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý…



Một số chế độ cho người tinh giản biên chế

Đối với người về hưu trước tuổi:

– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

– Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội, kể từ năm thứ 21 trở đi…

Đối với người chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách:

– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng.

– Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.

Đối với người thôi việc ngay:

Người thuộc diện tinh giản biên chế nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi, nếu thôi việc ngay sẽ được hưởng các khoản trợ cấp:

– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.

– Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với người thôi việc đi học nghề

Người thuộc diện tinh giản biên chế, tuổi đời dưới 45 tuổi, có nguyện vọng đi học nghề để tìm việc làm mới được hưởng các chế độ:

– Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng BHXH trong thời gian đi học. Thời gian hưởng tối đa 06 tháng;

– Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;

– Trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng sau khi kết thúc học nghề;

– Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác đóng BHXH;

– Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục.
 

Chính sách tinh giản biên chế 2019: Những điều cần biết


Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2019 của một số ngành


Kế hoạch tinh giản biên chế ngành giáo dục:

Tại Công văn 3043/BGDĐT-NGCNQLGD ban hành tháng 7/2018, ngành giáo dục thể hiện quyết tâm tinh giản biên chế theo hướng:

– Tinh giản biên chế ngành giáo dục phải gắn với bảo đảm các quy định. Đó là về định mức số lượng giáo viên với mỗi cấp học, chế độ làm việc, chính sách…

– Không cắt giảm cơ học chỉ tiêu biên chế giao hàng năm để tinh giản. Thay vào đó cần làm tốt đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý, giáo viên để sàng lọc, phân loại làm căn cứ tinh giản biên chế;

– Có giải pháp giải quyết dứt điểm số viên chức và người lao động vượt quá số biên chế được giao. Ưu tiên biên chế được giao để tuyển dụng giáo viên mầm non, giáo viên dạy các môn học mới

Kế hoạch tinh giản biên chế ngành kiểm sát:

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao mới đây cũng đã ra Kế hoạch 111/KH-VKSTC thực hiện tinh giản trong ngành kiểm sát từ năm 2018 – 2021. Theo đó:

– Từ nay đến 2021, ngành kiểm sát tinh giản biên chế với 1.586 người.

– Từ năm 2019 đến năm 2021, ngành kiểm sát không tuyển thêm biên chế. Trừ các khóa do Đại học Kiểm sát tuyển sinh và một số trường hợp đặc biệt do lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quyết định). 

Theo LuatVietnam