Du học sinh chia sẻ bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng

Chinh phục nhà tuyển dụng bằng cách nào?

Trích chia sẻ của Tào Ngọc Thúy- một trong những sinh viên gốc Việt ở Séc được nhận vào Google làm thực tập sinh.

“Để có được giấy báo trúng tuyển của Google là một quá trình chuẩn bị rất dài. Qua quá trình ấy, tôi cũng đã học được rất nhiều thứ; đặc biệt là kỹ năng ứng tuyển. Khoảnh khắc Google gọi cho tôi thông báo đã trúng tuyển; tôi như bị “đơ”, không dám tin vào tai mình nữa. Sau khi định thần lại thì tôi mới nhảy lên sung sướng; cảm giác quá tuyệt vời”, Thúy chia sẻ.

Thúy nghĩ rằng mình nên tận dụng mọi cơ hội mở ra trước mắt. Khi thấy Google đăng tuyển thực tập sinh; Thúy đã quyết định thử. Quan trọng hơn, cô gái 22 tuổi cho rằng Google là một nhà tuyển dụng lớn; thực tập ở Google sẽ đem đến cho cô rất nhiều cơ hội,; kỹ năng quyết định đến công việc và cuộc sống của cô sau này.
“Thực tập ở Google  không phải đến để pha trà, rót cà phê; mà thực tập sinh sẽ phải lao động nghiêm túc như các nhân viên Google khác”, Thúy nói.

Tăng 80% cơ hội ứng tuyển với mẫu CV chuyên nghiệp và ấn tượng tới từ:
https://www.topcv.vn/mau-cv

Một mẫu CV chuẩn của TopCv

“Tôi không rõ vị trí của mình có bao nhiêu người ứng tuyển. Tôi nghĩ, điều khiến tôi trở thành ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng là kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh. Tôi không ngại thử thách và luôn sẵn sàng đối mặt với những điều mới mẻ. Đặc biệt là các kinh nghiệm tôi có được từ các hoạt động trước đây phù hợp với vị trí mà tôi ứng tuyển.

Theo tôi, các bạn sinh viên nên tìm hiểu về loại công việc mình sẽ làm sau khi tốt nghiệp; trong quá trình học ở trường thì cố gắng tham gia các hoạt động để nâng cao các kỹ năng cần thiết cho công việc đó.
Ví dụ, ở đại học, tôi tham gia một tổ chức của sinh viên có tên Model United Nations; tôi chịu trách nhiệm tổ chức các sự kiện cho 200 sinh viên. Tôi sẽ không bỡ ngỡ khi tổ chức các sự kiện cho các khách hàng của Google sắp tới”; Thúy chia sẻ.

Suốt những năm trung học, Thúy tham gia nhiều cuộc thi văn học. Dành chiến thắng trong một cuộc thi do Liên minh châu Âu tổ chức; Thúy đã có cơ cơ hội tham quan Nghị viện châu Âu ở Brussels, Bỉ. Ở trường đại học, Thúy luôn đạt điểm trung bình học tập cao nhất trường và nhận học bổng 3 năm liên tiếp.

Không chỉ dựa vào may mắn để được “ông lớn” Google để mắt tới; Thúy đã có một quá trình chuẩn bị cho phỏng vấn một cách nghiêm túc. Đầu tiên là tìm hiểu qua những bạn đã từng phỏng vấn ở Google về các câu hỏi họ thường đặt. Tiếp đó, nghiên cứu các câu hỏi và cách trả lời qua internet.

Thúy tìm một học sinh cũ của trường hiện đang làm việc tại Google được 7 năm để nhờ anh này thực hiện một cuộc phỏng vấn thử.

Sau đó, cô tìm kiếm các video liên quan đến công việc đang ứng tuyển để xem họ làm việc như thế nào; họ cung cấp dịch vụ gì, lợi nhuận đến từ đâu…. Khi nộp đơn ứng tuyển; Google gửi cho ứng viên một một danh sách các gợi ý cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn; Thúy chuẩn bị mọi thứ theo các gợi ý đó.

“Đừng lo lắng, bình tĩnh, tự tin trả lời các câu hỏi. Câu trả lời nên ngắn và đúng trọng tâm câu hỏi. Mỗi câu hỏi, hãy cố gắng nói về suy nghĩ của bạn; quan điểm của bạn về vấn đề đó; bởi cái họ muốn nghe không phải là câu trả lời đúng; mà họ đang muốn tìm hiểu xem bạn là người như thế nào, quan điểm của bạn ra sao.

Google đánh giá các ứng viên theo mô hình STAR. Có nghĩa là mỗi câu hỏi của nhà tuyển dụng; ứng viên sẽ trả lời bằng một tình huống minh họa (Situation) liên quan đến câu hỏi đó; tình huống ấy cần thể hiện rõ rằng với mỗi nhiệm vụ (Task) bạn sẽ làm những gì (Action) và kết quả (Results) đạt được như thế nào.

Khi được hỏi vì sao bạn chọn Google để thực tập, đừng nên trả lời vì bạn yêu thích Google bởi tất cả mọi người đều trả lời như thế. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn nếu bạn chỉ ra lý do vì sao bạn chọn vị trí đang ứng tuyển.

Một điều quan trọng nữa là đừng chỉ nên thụ động nghe câu hỏi từ nhà tuyển dụng; mà bạn cũng có thể hỏi ngược lại họ. Những câu có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng như: “Các ông đã tạo dựng Google như thế nào?”; Trước đây các ông làm gì?…”. Ai cũng thích được kể về chính họ”, nữ sinh gốc Việt chia sẻ.

“Lời khuyên của tôi là các bạn hãy tự tin vào bản thân; tự tin rằng mọi điều đề có thể xảy ra. Và điều quan trọng nhất là HÃY CHỦ ĐỘNG. Các công ty lớn như Google sẽ không tìm đến bạn; mà chính bạn phải là người tìm đến họ”, Thúy khẳng định.

>> Bộ hồ sơ xin việc qua email cần có những gì?

Theo Vietnamnet