Chìa khóa mở rộng quan hệ tại các sự kiện tuyển dụng

Nếu bạn vẫn chưa biết cách tận dụng cơ hội kết nối và mở rộng quan hệ tại sự kiện tuyển dụng, hãy tham khảo bài viết này để biết cách giao tiếp hiệu quả.

Ngay cả những người tự tin nhất cũng có thể “cứng lưỡi” trước các nhà tuyển dụng tiềm năng, tuy nhiên ai cũng có thể học cách giao tiếp hiệu quả trong các buổi giao lưu, thuyết trình của nhà tuyển dụng cũng như trong các sự kiện việc làm.

Hiện nay có không ít các sự kiện nghề nghiệp tạo cơ hội cho ứng viên tìm kiếm nguồn thông tin hữu ích về ngành nghề và việc làm, đồng thời tự mình gây ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng – những người có khả năng lớn tuyển họ trong tương lai. Dưới đây là một số bí kíp hướng dẫn giao tiếp hiệu quả và tạo ấn tượng tốt tại bất kì sự kiện tuyển dụng nào.

Hãy tận dụng các các sự kiện về việc làm để củng cố các mối quan hệ

Bắt chuyện các nhà tuyển dụng

Mục đích tổ chức sự kiện hướng nghiệp của các nhà tuyển dụng và công ty chủ yếu nhằm giao lưu, gặp gỡ các sinh viên, vì vậy đừng ngần ngại mà nắm bắt cơ hội tiếp cận và bắt chuyện với họ. Bạn cũng đừng quá lo lắng về việc phải giới thiệu bản thân một cách cầu kì: Đơn giản là hướng ánh mắt đến họ, nở nụ cười và tiến tới bắt tay. Bạn cũng có thể bắt đầu câu chuyện bằng cách “Xin chào, em là Duy. Hiện tại em đang là sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại đại học Kinh Tế Quốc Dân”, rồi duy trì cuộc nói chuyện bằng một chủ đề nào đó.

Mục tiêu của các nhà tuyển dụng đến với các sự kiện là để giao lưu, vì vậy đừng ngần ngại tiếp cận họ

Bạn hoàn toàn có thể tham gia vào các nhóm đang trò chuyện và thảo luận bằng cách lắng nghe và đóng góp ý kiến. Nếu bạn cảm thấy ngại khi phải trò chuyện trước mặt nhiều người, đợi các sinh viên rời đi sau khi tranh luận xong. Lúc này, các nhà tuyển dụng sẽ để ý rằng bạn muốn tiếp cận họ và bạn có thể tiến tới trò chuyện, thảo luận với họ.

Tìm hiểu trước về công ty và chuẩn bị câu hỏi cho các nhà tuyển dụng là một điểm cộng cho bạn. Bạn sẽ hiểu nhiều hơn khi đặt những câu hỏi sâu về công ty hoặc về một chủ đề thú vị mà diễn giả trong sự kiện phát biểu, thậm chí có thể đáp lại một câu hỏi thú vị đến từ những người khác. Nếu thấy bí ý tưởng, hãy thử cách này: “Tôi cảm thấy hứng thú về điều/điểm X mà anh/chị nói. Anh/chị có thể nói thêm về vấn đề đó không?”. Bạn cũng có thể chuẩn bị và mang theo CV để tiện trao đổi với các nhà tuyển dụng nếu thực sự mong muốn được làm việc tại công ty đó.

Đừng chỉ bắt chuyện với các nhà tuyển dụng, hãy bắt chuyện cả với sinh viên khác – những người có thể trong tương lai sẽ là đồng nghiệp hoặc đối tác của bạn. Việc trò chuyện với các sinh viên khác sẽ làm bạn thoải mái hơn khi trò chuyện với các nhà tuyển dụng.

Nếu bạn là người hướng nội…

Nếu cảm thấy việc tiếp cận nhà tuyển dụng một mình là điều quá khó khăn cho bạn, hãy thử bắt cặp với một hay vài sinh viên khác để cùng trao đổi với nhà tuyển dụng, hay thậm chí nhờ ban tổ chức giới thiệu bạn với nhà tuyển dụng.

Là người hướng nội không có nghĩa là bạn sẽ bạn sẽ không thể giao tiếp một cách hiệu quả

Trên thực tế, người hướng nội thường thấy mở rộng quan hệ là điều quá khó và cứng nhắc. Vì vậy nếu cần thiết, bạn nên dành 5 phút nghỉ ngơi cho bản thân: Ra ngoài hít thở không khí hoặc ngồi nghỉ ở một góc yên tĩnh.

Mở rộng quan hệ tại bữa tiệc

Đừng bỏ quên chuyện ăn uống, nhất là khi sự kiện dài và có đồ ăn. Thực tế việc vừa tiếp thêm năng lượng vừa duy trì cuộc nói chuyện có thể làm bạn lúng túng, nhưng mọi người ở sự kiện lúc đó cũng vậy. Hãy tranh thủ bắt chuyện trong lúc chờ đến lượt lấy thức ăn.

Quy trình đặt câu hỏi

Có không ít sự kiện tạo cơ hội cho người tham dự được trao đổi và đặt câu hỏi về các vấn đề. Hầu hết các sự kiện có không gian mở và chào đón câu hỏi từ tất cả mọi người. Dù rơi vào trường hợp nào, hãy làm theo một số bước sau khi để đặt câu hỏi hiệu quả nhất:

  • Đứng lên: Việc này cho phép người trả lời câu hỏi có thể nhìn thấy rõ bạn và đối thoại với bạn trực tiếp. Điều này còn giúp tiếng nói của bạn được chú ý.
  • Giới thiệu bản thân, tên của bạn và trường đại học của bạn
  • Đảm bảo rằng bạn nói đủ to để diễn giả cũng như người khác trong phòng có thể nghe thấy câu hỏi của bạn.
Đứng lên, nói to và rõ ràng về câu hỏi hay ý kiến của mình

Tránh những câu hỏi về chính trị, mang tính đối đầu hay những câu hỏi mà diễn giả có vẻ sẽ không trả lời được, ví dụ như những câu hỏi mang tính quá chuyên sâu và kĩ thuật. Bạn có thể để lại ấn tượng là người thông minh, nhưng cũng có thể dễ bị hiểu nhầm rằng bạn đang cố gắng thể hiện để gây chú ý với nhà tuyển dụng.

Những điều cần tránh ở sự kiện tuyển dụng

Sử dụng điện thoại trong khi đáng ra nên tập trung vào buổi hội thảo có thể khiến bạn trông bất lịch sự. Nếu muốn ghi chép hay sử dụng thiết bị công nghệ như laptop để viết lại nội dung quan trọng, hãy để nhà tuyển dụng biết, họ sẽ chấp nhận được. Bằng không, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn thấy chán và đang lướt Facebook.

Ngoài ra, điện thoại nên đặt ở chế đồ yên lặng và hoặc được cất đi. Trừ khi có lý do chính đáng (ví dụ: bạn đang chờ nghe tin tức của người thân từ bệnh viện), hãy để mọi người biết điều đó và thông cảm cho bạn.

Xem thêm các bài viết khác tại TopCV