Top 8 cách xin nghỉ việc khôn ngoan bạn cần biết để không mất lòng Sếp

cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan
Cách xin nghỉ việc khôn ngoan TopCV

Bạn có tin rằng, xin nghỉ việc cũng cần có nghệ thuật. Cách xin nghỉ việc khôn ngoan, khéo léo và thuyết phục không chỉ giúp bạn đạt được mục đích nghỉ việc mà còn tạo ấn tượng tốt đẹp với sếp. Hãy cùng Blog.TopCV tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

8 cách xin nghỉ việc khôn ngoan, tạo thiện cảm với sếp và đồng nghiệp

Xin nghỉ việc không khó, nhưng cách xin nghỉ việc khéo léo, chuyên nghiệp lại không hề đơn giản. Nhiều người chỉ cần nộp đơn xin thôi việc lên bộ phận hành chính rồi đi thẳng, nhưng lại có những người lựa chọn các phương pháp khôn ngoan, khéo léo hơn để tạo thiện cảm với sếp và đồng nghiệp. Những cách xin nghỉ việc khôn ngoan bạn cần ghi nhớ đó là:

Đưa ra lý do xin nghỉ chính đáng, phù hợp

Xin nghỉ việc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như gặp vấn đề về sức khỏe, lương bổng, thay đổi mục tiêu công việc… Tuy nhiên, để không làm mất lòng cấp trên cũng như thuyết phục họ duyệt đơn nhanh chóng, bạn cần đưa ra lý do xin thôi việc khéo léo, phù hợp và chính đáng. Một số lý do xin nghỉ việc mà bạn có thể tham khảo.

Xin nghỉ vì những lý do cá nhân

Chắc chắn sẽ không có người quản lý nào gây khó dễ khi bạn xin nghỉ việc vì những lý do về sức khỏe, chuyển chỗ ở hay có kế hoạch sinh em bé, lập gia đình… Bởi trên thực tế, một người khi gặp những vấn đề này sẽ không thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong một thời gian dài, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của một tập thể.

Tuy nhiên, khi xin nghỉ vì lý do cá nhân, bạn nên chọn những lý do phù hợp với hoàn cảnh hiện tại để thuyết phục người quản lý.

cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan-topcv
Xin nghỉ việc vì có kế hoạch lập gia đình

Cần thời gian học tập và phát triển bản thân

Một người sếp tốt sẵn sàng để bạn “ra đi” nếu như bạn cần thời gian học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển bản thân. Đây là cũng lý do xin nghỉ việc thuyết phục, dễ dàng mà các sếp có thể vui vẻ chấp nhận, đồng thời thể hiện bạn là người cầu tiến, có chí hướng.

Không phù hợp với công việc hiện tại

Nếu bạn cảm thấy không phù hợp với công việc hiện tại và muốn xin nghỉ thì hãy chia sẻ thật lòng với sếp. Bởi khi một người cảm thấy không phù hợp với công việc thì họ sẽ làm việc một cách trì trệ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Mình tin rằng, sếp sẽ không làm khó bạn vì lý do này và cho phép bạn được nghỉ.

cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan-topcv
Xin nghỉ vì cảm thấy không còn phù hợp với công việc hiện tại

Tự kinh doanh riêng

Hiện nay, nhiều bạn trẻ có định hướng kinh doanh sau khi tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại công ty. Nếu đây cũng là định hướng của bạn thì tại sao không thẳng thắn chia sẻ với sếp.

Lý do tự kinh doanh riêng là cách xin nghỉ việc khôn ngoan, khéo léo mà có thể sếp của bạn sẽ vui vẻ đồng ý. Vì họ biết rằng, một khi bạn đã có kế hoạch kinh doanh riêng, thì chắc chắn bạn sẽ không còn tập trung 100% vào công việc tại công ty.

Tìm hiểu quy định xin nghỉ việc của công ty

Nếu đã có quyết định xin nghỉ việc, thì trước hết bạn hãy tìm hiểu kỹ các quy định nghỉ việc của công ty. Vì đã có không ít trường hợp xin nghỉ việc gặp rắc rối liên quan đến những quy định, điều luật.

Các quy định này đều được nêu rõ trong hợp đồng lao động. Bạn cần tuân thủ đúng các quy định, đặc biệt là thời gian xin thôi việc, có thể là trước 2 tuần, 1 tháng hoặc thậm chí nhiều hơn. Trong trường hợp phải nghỉ sớm hơn thời gian quy định, bạn cần trao đổi với bộ phận nhân sự hoặc người quản lý trực tiếp.

Việc xin nghỉ đúng thời gian quy định thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp, có trách nhiệm. Đồng thời, công ty sẽ có đủ thời gian sắp xếp nhân sự thay thế cho vị trí của bạn.

cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan-topcv
Tìm hiểu kỹ quy định về thời gian nghỉ việc trong hợp đồng lao động

Trao đổi trực tiếp với sếp

Thay vì gửi mail xin thôi việc hoặc nhắn tin qua điện thoại, bạn nên trao đổi trực tiếp vấn đề này với sếp hoặc người quản lý. Đây là một trong những cách xin nghỉ việc khôn ngoan mà bạn nên áp dụng.

Khi trao đổi trực tiếp với sếp, bạn có thể thẳng thắn chia sẻ lý do xin nghỉ việc, thông tin truyền đi có độ chính xác cao hơn, cụ thể hơn. Qua đó, có thể bạn sẽ nhận được sự thông cảm, sự trân trọng và những lời khuyên chân thành từ người sếp, người quản lý.

cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan-topcv
Trao đổi trực tiếp với sếp là một trong những cách xin nghỉ việc khôn ngoan

>>>Xem thêm: Cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc tránh làm mất lòng sếp

Chọn thời gian xin nghỉ phù hợp

Có những khoảng thời gian trong năm bạn tuyệt đối không nên xin nghỉ việc như cuối năm hoặc đầu năm. Đây là những giai đoạn các bộ phận phải đối mặt với khối lượng công việc khổng lồ, nào là báo cáo, tổng kết, kế hoạch… Đơn xin thôi việc của bạn sẽ rất khó được phê duyệt trong khoảng thời gian này.

Ngoài ra, bạn nên cân nhắc xin nghỉ việc trong giai đoạn công ty gặp khó khăn, trục trặc. Có thể bạn xin nghỉ việc chỉ vì lý do cá nhân nhưng mọi người sẽ hiểu lầm bạn đứng núi này trông núi nọ, thiếu trách nhiệm với công ty. Qua đó, bạn phải đối mặt với những lời điều tiếng, sự ghét bỏ từ đồng nghiệp.

cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan-topcv
Không nên xin nghỉ trong giai đoạn công ty đang gặp khó khăn

Soạn đơn xin thôi việc chỉnh chủ, chuyên nghiệp

Nhiều người cho rằng, nếu đã xin nghỉ việc thì chỉ cần soạn một tờ đơn, ghi vài nội dung đơn giản, sơ sài. Tuy nhiên, thông qua những nội dung được soạn trong đơn, người quản lý có thể đánh giá được con người, tính cách của bạn.

Nếu như đã quyết định xin nghỉ việc, hãy để người khác nhìn nhận bạn là người chuyên nghiệp, người lịch sự và có hiểu biết. Bởi một ngày nào đó, bạn có thể vô tình gặp lại người quản lý cũ, người sếp cũ trong một sự kiện nào đó.

Từng lời nói, câu văn trong đơn xin thôi việc phải thể hiện sự trang trọng, lịch sự, không sai lỗi chính tả. Đặc biệt, đơn xin nghỉ việc tuyệt đối không thể thiếu lời cảm ơn. Bạn hãy gửi lời cảm ơn đến người sếp, người quản lý đã dẫn dắt bạn, lời cảm ơn đến những người đồng nghiệp đã đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình làm việc.

cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan-topcv
Hãy soạn đơn xin thôi việc chuyên nghiệp, chỉnh chu

Thông báo với cấp trên hoặc bộ phận nhân sự trước khi nghỉ

Trao đổi trực tiếp với sếp là một trong những cách xin nghỉ việc khôn ngoan. Hãy để sếp hoặc quản lý là người đầu tiên biết tin bạn nghỉ việc thay vì đồng nghiệp. Điều này thể hiện sự tôn trọng và tạo thiện cảm đối với cấp trên, đồng thời ngăn chặn những hậu quả có thể xảy ra khi trao nhầm thông tin cho đồng nghiệp xấu.

Sau khi thông báo với cấp trên, bạn cần gửi thông báo đến bộ phận nhân sự. Bởi vì bộ phận sự cần thời gian để tổ chức, sắp xếp lại công việc cũng như tìm kiếm người thay thế cho bạn.

cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan-topcv
Sếp hoặc quản lý luôn là người đầu tiên biết tin bạn nghỉ việc

Đề nghị đào tạo người thay thế vị trí công việc

Sau khi đơn xin nghỉ việc được phê duyệt, bạn sẽ có khoảng 1 tháng làm việc tại công ty để hoàn thành các công việc còn dang dở, cũng như bàn giao công việc. Nếu trong khoảng thời gian này, công ty đã tìm được người thay thế vị trí công việc, thì bạn có thể đưa ra đề nghị đào tạo người mới với sếp hoặc quản lý.

Cách xin nghỉ việc khôn ngoan này sẽ giảm bớt áp lực cho sếp và nhóm làm việc của bạn, đồng thời giúp cho việc xin nghỉ diễn ra suôn sẻ. Bạn có thể lập danh sách các công việc quan trọng, chia sẻ mẹo hoặc thủ thuật giúp hoàn thành công việc tốt hơn… Chắc chắn những việc làm này sẽ giúp bạn nhận được sự quý mến từ sếp và đồng nghiệp.

cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan-topcv
Đề nghị đào tạo người kế nhiệm sẽ giúp bạn tạo thiện cảm với sếp

Tuyệt đối không nghỉ ngang nếu chưa có sự đồng ý

Khi làm bất kỳ việc gì, bạn cũng cần phải có trách nhiệm với nó, ngay cả xin nghỉ việc. Nếu chưa có người thay thế hoặc chưa có sự đồng ý của cấp trên, bạn tuyệt đối không được nghỉ ngang.

Hành động nghỉ ngang sẽ biến bạn trở thành người thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng sếp. Điều này không chỉ tạo hình ảnh xấu trong mắt những người ở lại mà còn làm ảnh hưởng đến công việc chung của cả tập thể.

Trong trường hợp đơn xin thôi việc không được cấp trên phê duyệt, bạn hãy trao đổi trực tiếp với sếp để đưa ra phương án giải quyết. Trường hợp tệ hơn, công ty không duyệt đơn vì những lý do vô lý, bạn có thể áp dụng luật lao động để bảo vệ chính mình.

cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan-topcv
Tuyệt đối không nghỉ ngang khi chưa có sự đồng ý

>>>Xem thêm: Bi hài câu chuyện… xin thôi việc

Những điều cần làm sau khi xin thôi việc

Sau khi đã nộp đơn xin thôi việc, bạn sẽ có khoảng 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn và 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trong thời gian này, điều bạn thật sự cần làm là thực hiện những công việc tích cực để tạo ấn tượng tốt đối với sếp và đồng nghiệp.

Hoàn thành và bàn giao công việc đang chịu trách nhiệm trước khi nghỉ

Nhiều người sau khi nộp đơn xin thôi việc thường có tâm trạng chán nản, thờ ơ với công việc. Bởi vì lúc này, dù họ có cố gắng làm việc hay không cũng không còn ảnh hưởng đến thu nhập hay sự nghiệp. Họ phó mặt công việc cho người khác, còn bản thân chỉ lên công ty và chờ đến ngày nghỉ. Dù cách xin nghỉ việc khôn ngoan đến đâu, nhưng nếu có tư tưởng này thì lại vô cùng tai hại, nó biến bạn trở thành một kẻ vô trách nhiệm, một cái gai trong mắt những người xung quanh.

Thay vào đó, bạn hãy cố gắng hoàn thành tốt những công việc còn dang dở tại công ty. Khi “ra đi”, bạn có thể để lại hình tượng tốt đẹp trong mắt đồng nghiệp và sếp. Không những thế, biết đâu trong tương lai họ là người giúp bạn xin việc. Một lời nhận xét tốt từ sếp cũ sẽ giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh với các ứng viên khác.

Không chỉ hoàn thành tốt các công việc còn dang dở, bạn còn phải bàn giao công việc trước khi rời đi. Một hành động đơn giản sẽ giúp chính bạn và cả công ty tránh được những rắc rối không mong muốn. Bởi trên thực tế, có không ít nhân sự dù đã nghỉ việc nhưng vẫn phải hỗ trợ nhân sự mới hoặc công ty giải quyết các vấn đề.

cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan-topcv
Hãy hoàn thành các công việc còn dang dở trước khi nghỉ việc

Dọn dẹp máy tính làm việc

Nếu bạn sử dụng máy tính do công ty cấp và phải để lại cho người sau, thì hãy dành một ít thời gian để xóa các thông tin cá nhân, trang web đã từng truy cập hay các hình ảnh không liên quan đến công việc… Nếu bạn quên dọn dẹp máy tính, có hai trường hợp có thể xảy ra.

  • Một là người sau có thể dựa vào những gì còn lưu trên máy để đưa ra những đánh giá tiêu cực về bạn.
  • Hai là thông tin cá nhân của bạn có thể bị đánh cắp.

Ngược lại, nếu bạn sử dụng máy tính cá nhân khi đi làm, thì hãy xóa toàn bộ các dữ liệu liên quan đến công ty trước khi nghỉ.

Dọn dẹp chỗ ngồi làm việc

Hãy nhớ rằng, ngày nhận việc bạn được sắp xếp một chỗ ngồi gọn gàng, ngăn nắp thì khi ra đi, bạn cũng nên trả lại hiện trạng ban đầu. Trong ngày cuối cùng, bạn nên dọn dẹp bàn làm việc, vứt bỏ những vật dụng không cần thiết, quét sạch bụi bẩn…

Nếu bạn không làm những việc này, thì người mới hoặc đồng nghiệp sẽ là người thay bạn làm những việc đó. Sẽ ra sao nếu trong ngày đầu nhận việc ở công ty mới, bạn được xếp vào một chiếc bàn làm việc bừa bộn, bám đầy bụi bẩn… Đây chắc chắn là một khởi đầu tồi tệ.

cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan-topcv
Dọn dẹp chỗ ngồi sạch sẽ trong ngày làm việc cuối cùng

Luôn giữ thái độ tích cực đến ngày làm việc cuối cùng

Giữ thái độ tích cực đến ngày làm việc cuối cùng là điều không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được, nhất là khi bạn phải nghỉ việc vì những vấn đề trong công ty. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng gạt qua những vấn đề tiêu cực, tận hưởng những ngày cuối cùng làm việc ở công ty với tâm trạng thoải mái, vui vẻ.

Bạn cũng đừng quên gửi lời cảm ơn đến sếp và đồng nghiệp trong suốt quá trình làm việc. Hãy để mọi người thấy bạn là một người tích cực, chuyên nghiệp và có trách nhiệm.

Giữ mối quan hệ tốt đẹp với sếp và đồng nghiệp

Nhiều người thường có tư tưởng cắt đứt liên lạc với sếp và đồng nghiệp sau khi nghỉ việc. Tuy nhiên, tư tưởng này không đúng hoàn toàn. Dù bạn đã nghỉ việc nhưng ngoài đời chúng ta vẫn là bạn bè, vẫn có thể gặp mặt trò chuyện.

Không những thế, biết đâu sếp cũ là người giúp bạn xin việc thành công ở công ty mới. Bởi nhiều nhà tuyển dụng thường xin thông tin của người tham khảo (sếp cũ) để xác minh công việc và hỏi về hiệu suất làm việc. Lúc này, việc bạn có đậu vòng phỏng vấn hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào người sếp cũ. Chính vì thế, hãy giữ mối quan hệ tốt đẹp với sếp và đồng nghiệp.

cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan-topcv
Giữ mối quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp

Tuyệt đối không tiết lộ chuyện đi tìm việc mới khi đang còn làm việc ở công ty

Mặc dù bạn đã xin nghỉ việc và lên kế hoạch đi tìm việc mới thì cũng không nên tiết lộ chuyện này, ngay cả đồng nghiệp rất thân với bạn trong công ty. Vì nếu mọi người biết được chuyện này, bạn sẽ gặp nhiều rắc rối, phiền phức, cũng như điều tiếng từ mọi người xung quanh. Thay vào đó, bạn hãy làm việc bình thường, luôn vui vẻ, tích cực và lặng lẽ đi tìm công việc mới.

>>>Xem thêm: Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới? Đâu mới là lựa chọn khôn ngoan

Cách viết đơn xin nghỉ việc

Sau khi biết được những cách xin nghỉ việc khôn ngoan cũng như những điều cần làm sau khi xin thôi việc, thì bây giờ bạn cần viết một lá đơn xin nghỉ việc chỉn chu, chuyên nghiệp.

Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ việc

Ngoài quốc hiệu và tiêu ngữ, thì một là đơn xin việc chỉnh chu, chuyên nghiệp không thể thiếu các yếu tố sau đây:

  • Tiêu đề: Là phần không thể thiếu trên đơn xin thôi việc. Đối với đơn xin thôi việc viết tay, tiêu đề phải được căn giữa và viết in hoa.
  • Kính gửi: Đối tượng nhận đơn xin thôi việc của bạn là ai, người quản lý của bạn, bộ phận nhân sự… Hãy xác định đúng đối tượng nhận đơn để thể hiện bạn là người chuyên nghiệp.
  • Lý do xin nghỉ việc: Có hàng trăm lý do khác nhau khiến bạn xin nghỉ việc, nhưng hãy lựa chọn lý do phù hợp, chính đáng để không làm mất lòng các sếp và thuyết phục họ duyệt đơn nhanh chóng.
  • Thông báo thời gian nghỉ việc: Thời gian xin nghỉ việc cần phải tuân thủ quy định trong hợp đồng lao động. Trong một số trường hợp xin nghỉ việc trước thời gian quy định, bạn nên trao đổi trực tiếp với cấp trên để có hướng giải quyết tốt nhất.
  • Báo cáo về tình trạng công việc: Trong đơn xin thôi việc, bạn nên đề cập đến tình trạng, tiến độ công việc đang đảm nhận. Đồng thời, bạn nên cam kết hoàn thành công việc và bàn giao cho người thay thế trước khi nghỉ.
  • Lời cảm ơn: Cuối thư, hãy gửi lời cảm ơn đến sếp và đồng nghiệp đã đồng hành với bạn trong suốt thời gian làm việc cùng nhau.
cach-xin-nghi-viec-khon-ngoan-topcv
Một lá đơn xin việc chỉnh chu cần có đầy đủ tiêu đề, kính gửi, lý do xin nghỉ, thời gian nghỉ…

Một số lưu ý cần nhớ khi viết đơn xin thôi việc

Khi viết đơn xin thôi việc, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Không viết sai chính tả: Đây là điều tối kỵ khi viết đơn. Lỗi sai cơ bản này sẽ biến bạn trở thành người cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp.
  • Không đề cập đến những vấn đề tiêu cực: Dù bạn nghỉ việc vì những lý do tiêu cực trong công ty thì cũng không nên đề cập trong đơn xin thôi việc.
  • Thời gian xin thôi việc đúng quy định: Bạn cần xin nghỉ việc trước 30 ngày hoặc 45 ngày theo quy định của hợp đồng lao động. Từ đó, bộ phận nhân sự sẽ có đủ thời gian tìm kiếm nhân viên mới để không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Xin nghỉ việc không khó, nhưng xin nghỉ việc một cách khôn ngoan, khéo léo lại không hề đơn giản. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể áp dụng cách xin nghỉ việc khôn ngoan để không làm mất lòng sếp cũng như thuyết phục họ duyệt đơn nhanh chóng. Nếu bạn đang có dự định tìm việc làm mới nhưng chưa biết tìm ở đâu, thì hãy đến ngay TopCV, tại đây chúng tôi có nhiều việc làm hấp dẫn từ những công ty hàng đầu Việt Nam để bạn lựa chọn.