
Có thể thây trong CV xin việc, mục tiêu nghề nghiệp là phần không thể thiếu. Đây được đánh giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc ứng viên có vượt qua vòng lọc hồ sơ hay không, bên cạnh đó mục tiêu nghề nghiệp còn phản ánh định hướng nghề nghiệp của nhân viên trong tương lai. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn, vì vậy trong bài viết này, BlogTopCV sẽ hướng dẫn từ A-Z để bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp hay nhất.
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp (tiếng Anh là Career Objective) thường là 1-2 câu ngắn mô tả những điều bạn muốn đạt được trên con đường nghề nghiệp của mình và vì sao bạn ứng tuyển vị trí công việc của công ty. Hay nói cách khác, việc ứng tuyển vào công ty có ý nghĩa, mục tiêu như thế nào trên con đường phát triển sự nghiệp của bạn.
Nội dung mục tiêu nghề nghiệp thường được đặt ở đầu CV để có thể thu hút ánh nhìn đầu tiên của nhà tuyển dụng và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, từ đó gia tăng cơ hội trúng tuyển. Trong các buổi phỏng vấn, mục tiêu nghề nghiệp luôn là câu hỏi ưa thích của các nhà tuyển dụng vì nó thể hiện gần như tất cả khía cạnh để nhà tuyển dụng quyết định mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng.
Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và ngắn hạn sẽ giúp bạn có được tầm nhìn đúng đắn cho công việc của mình. Từ đó giúp bạn tập trung bổ sung kiến thức, nỗ lực luyện tập kỹ năng; sắp xếp thời gian thực hành để tích lũy kinh nghiệm và cuối cùng là tập trung vào những điều mình cần phải làm, loại bỏ những yếu tố không liên quan, ngăn cản bạn.

>>> Xem thêm: Mục tiêu công việc là gì? Hướng dẫn viết mục tiêu công việc trong CV
Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn
Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số lưu ý về cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn thông qua những ví dụ cụ thể nhé.
Cách viết mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn chính là những dự định, kế hoạch về công việc trong tương lai gần, dự định đó nên cụ thể và nằm trong tầm tay của bạn. Mục tiêu ngắn hạn của bản thân được đánh giá là khá đơn giản, dễ để đưa ra câu trả lời hợp lý nên bạn nên chú ý phần này và chuẩn bị cho thật tốt.
Nếu bạn chưa xác định được mục tiêu ngắn hạn của bản thân thì một trong những cách rất hay chính là dựa vào mục yêu cầu công việc của công ty mà bạn đang ứng tuyển.
Mục tiêu ngắn hạn cần phải rõ ràng và cụ thể
Có lẽ do “hạn sử dụng” của mục tiêu ngắn hạn không dài nên các dự định cũng cần được ngắn gọn và cụ thể. Những mục tiêu mơ hồ, viển vông, xa rời thực tế hiện tại của bạn là những việc bạn nên gạt khỏi đầu. Các bạn hãy bắt đầu với những mục tiêu đơn giản, dễ mường tượng, hình dung ra và đặc biệt là phải thực hiện được trong thời gian tương đối ngắn.

Xác định được các mục tiêu ưu tiên của bạn
Muốn xác định được mục tiêu ưu tiên trong phần mục tiêu ngắn hạn, bạn cần phải định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tránh viết dự định nào đó mà lệch khỏi quy đạo ban đầu. Chẳng hạn như bạn không thể nào trở thành một kế toán giỏi nếu bạn đi học truyền thông. Mục tiêu ưu tiên cần được dựa trên cả tính cần thiết và mức độ quan trọng ảnh hưởng tới bước tiến của bạn trong tương lai.
Cần có tính liên kết giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
Chúng ta biết rằng mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn có mối quan hệ không thể tách rời. Những mục tiêu ngắn hạn chính là những phần tử con cấu thành nên hệ hoàn chỉnh của mục tiêu dài hạn. Mối liên hệ trong mục tiêu nghề nghiệp này sẽ giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được phần nào khả năng định hướng của bạn và biết được vị trí công việc họ đang ứng tuyển có phù hợp với bạn hay không.
Với ví dụ này, với vị trí nhân viên Marketing, nhân viên PR truyền thông thì bạn có thể viết những mục tiêu ngắn hạn sau:
- Hoàn thành khóa học Chạy quảng cáo cơ bản trong 6 tháng tới
- Có khả năng giao tiếp với khách nước ngoài trôi chảy trong 1 năm tới
Cách viết mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn chính là những đích đến lớn mang tính quyết định và ảnh hưởng rất nhiều tới sự nghiệp của bạn trong tương lai, cùng với nó là lộ trình, hướng đi để bạn thực hiện được mục tiêu của mình.

Mặc dù mục tiêu ngắn hạn có thể đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn trong thời gian đầu, nhưng mục tiêu nghề nghiệp dài hạn sẽ liên quan đến sự phát triển lâu dài của bạn. Bạn cần lưu ý sau khi viết mục tiêu dài hạn trong CV của mình nhé.
Phân tích bảng mô tả công việc
Trong thực tế, mục tiêu của các tổ chức, doanh nghiệp hoặc thậm chí từng vị trí là khác nhau. Do đó, khi viết mục tiêu nghề nghiệp lên sơ yếu lý lịch, bạn cần phân tích bảng mô tả công việc, tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp và vị trí bạn ứng tuyển để giúp bạn kết nối tốt hơn với tổ chức và vị trí mà nhà tuyển dụng đang có nhu cầu.
So sánh với năng lực cá nhân
Cho dù bạn làm việc chăm chỉ đến đâu, vẫn sẽ có khả năng bạn không thể đạt được không đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Vì vậy, ngay khi đề cập tới các mục tiêu, bạn hãy so sánh với năng lực cá nhân, nghĩ về trường hợp không đạt được hoặc muộn hơn so với dự tính. Điều đó sẽ giúp bạn có động lực cố gắng hơn, đồng thời rèn luyện tâm lý vững chắc để đối phó với các tình huống phát sinh.
Nhấn mạnh giá trị mang lại cho công ty
Ngoài việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách đưa ra một mục tiêu lớn với lộ trình rõ ràng thì bạn cần đặc biệt quan tâm đến lợi ích, giá trị mà bạn sẽ mang lại cho công ty, sự phù hợp giữa mục tiêu của bạn và mục tiêu chung của công ty. Có như vậy, nhà tuyển dụng mới cảm thấy lựa chọn bạn là một điều hoàn toàn đúng đắn.

Trình bày khoa học, rõ ràng
Mục tiêu nghề nghiệp đóng vai trò như phần mô tả ngắn về bạn, do đó bạn không nên viết quá ngắn hoặc mô tả chi tiết về phần này để tránh làm nhà tuyển dụng cảm thấy chán nản trước khi đọc phần còn lại của sơ yếu lý lịch. Viết ngắn gọn, trình bày khoa học, tóm lược rõ ràng về mục tiêu công việc của bạn chính là cách mà bạn làm hài lòng nhà tuyển dụng khi tìm việc.
Không nên xa rời thực tế
Khi bạn đặt mục tiêu, đặc biệt là các mục tiêu dài hạn, bạn có thể cần phải suy nghĩ rộng hơn, xa hơn nhưng hãy nhớ, đó là điều bạn cần phải làm được, không phải ước mơ xa rời thực tế, viển vông. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của bạn là trở thành CEO của một công ty, nhưng hiện tại bạn không có kinh nghiệm, mục tiêu này sẽ không thực tế, ít nhất là chưa. Để đặt mục tiêu thực tế, hãy sử dụng chiến lược thông minh, đảm bảo rằng mục tiêu của bạn cụ thể, đo lường được, có thể đạt được và liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Đặt ra thời hạn hoàn thành cụ thể
Trong một số trường hợp, bạn có thể phạm phải sai lầm khi viết mục tiêu khó đạt được trong khoảng thời gian quá ngắn. Điều này không chỉ khiến bạn chịu nhiều áp lực hơn, mà còn có khả năng khiến mục tiêu của bạn thất bại. Do đó, khi đề ra mục tiêu nghề nghiệp, bạn cũng đồng thời phải tự lập kế hoạch thực hiện, luôn sắp xếp các mốc thời gian hợp lý để hoàn thành mục tiêu trong đúng thời hạn cụ thể.
Đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Hãy tưởng tượng rằng bạn viết mục tiêu nghề nghiệp cho 1 năm tới với cam kết tăng doanh số ít nhất 15%. Dù cho mục tiêu này có thể đạt được, nhưng bạn đã hoàn toàn bỏ qua các mục tiêu khác liên quan tới cuộc sống thực sự. Khi đặt mục tiêu, hãy đảm bảo rằng bạn đạt được sự cân bằng giữa các lĩnh vực khác nhau nhé.
Một sô ví dụ về mục tiêu dài hạn bao gồm:
- Trở thành một Trưởng phòng Marketing với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cao để cống hiến tốt nhất cho sự phát triển của công ty.
- Tự do về tài chính, làm chủ bản thân về tinh thần, thoải mái trong các hoạt động xã hội.
- Xây dựng mạng lưới khách hàng đa dạng, quan hệ đối tác vứng chắc và có được sự tín nhiệm của cấp trên, đồng nghiệp, nhân viên, khách hàng.

Những lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc
Nhằm giúp bạn tránh được những lỗi sai khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV, dưới đây TopCV đã liệt kê ra những lỗi sai thường gặp nhất ở các ứng viên để bạn tham khảo.
Viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc chung chung, không rõ ràng
Một mục tiêu nghề nghiệp chung chung với những ngôn từ kiểu “phát triển bản thân” “đóng góp cho công ty” nghe có vẻ rất ổn. Tuy nhiên, nó khiến bạn sẽ trở lên nhạt nhòa giữa hàng trăm ứng viên khác. Bởi vậy, sau khi tìm hiểu những ý tưởng về mục tiêu nghề nghiệp khác nhau, bạn cần kết hợp với định hướng riêng của mình để cho ra một câu trả lời vừa đủ ý vừa mang đặc trưng riêng của bạn.
Mục tiêu chỉ đề cập đến bạn
Một CV xin việc cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy lý do vì sao họ nên tuyển bạn. Việc tách rời mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung khiến họ cảm thấy bạn hoàn toàn không liên quan, cũng như không thể đặt lợi ích công ty lên trên cùng.
Viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV quá dài dòng
Mục tiêu dài dòng không những khó truyền tải một cách trọng tâm những gì bạn mong muốn, còn gây cảm giác ức chế nơi người đọc, và có thể họ sẽ không muốn dành thêm thời gian cho các phần khác trong CV của bạn.
Viết mục tiêu không nhấn mạnh những giá trị bạn mong muốn tạo ra cho công ty
Ngoài việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách đưa ra một mục tiêu lớn với lộ trình rõ ràng thì bạn cần đặc biệt quan tâm đến lợi ích mà bạn sẽ tạo ra cho công ty. Sự phù hợp giữa mục tiêu của bạn và mục tiêu chung của công ty. Có như vậy, nhà tuyển dụng mới cảm thấy lựa chọn CV của bạn là một điều hoàn toàn đúng đắn.
Viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV không có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
Khi trả lời chung về mục tiêu nghề nghiệp thì bạn cần nêu ra đầy đủ cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Nếu bạn không trả lời đầy đủ cả hai phần thì câu trả lời của bạn sẽ mất đi tính logic và không gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Kết luận
Trên đây, TopCV đã chia sẻ với bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn để bạn hiểu hơn về mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Bên cạnh việc nắm vững cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn và lưu ý cần thiết khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn được chia sẻ trên đây cũng sẽ cực kỳ hữu ích với bạn đấy. Chúc bạn sẽ làm chủ được cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuẩn và hay nhất.