Mỗi nghề một mẫu CV: ngành xây dựng

Ngành Xây dựng Việt Nam đang nhanh chóng phát triển ra thị trường quốc tế, và đây là cơ hội tốt để bạn bứt phá và dẫn đầu. Tuy nhiên, để tìm việc làm ngành xây dựng và sở hữu một công việc với mức lương cao là không hề dễ dàng, do vậy, phải đi từ những bước cơ bản mà quan trọng nhất, đầu tiên, đó chính là sở hữu một CV chuyên nghiệp. Hãy cùng TopCV khám phá cách viết CV ngành xây dựng ghi điểm với nhà tuyển dụng để vượt lên mọi đối thủ.

TOP VIỆC LÀM NGÀNH XÂY DỰNG HOT
Kiến trúc sư Chuyên viên kinh doanh BĐS
Giám sát công trình Quản lý dự án

 

Hình thức một mẫu CV ấn tượng ngành Xây dựng vị trí Quản lý dự án

Cách viết CV ngành Xây dựng 1

Mẫu CV ấn tượng ngành Xây dựng vị trí Quản lý dự án

 

Mục tiêu nghề nghiệp

Tại mục “Mục tiêu nghề nghiệp” hãy tóm tắt những mục tiêu ngắn hạn/ dài hạn trong vòng 3-4 câu. Hãy viết thật ấn tượng và súc tích, nêu ra những mục tiêu thực tế phù hợp với năng lực của bản thân. Không nên viết những mục tiêu chung chung như mong muốn cống hiến khả năng, hiểu biết của mình cho công việc.

Trong ngành xây dựng có những vị trí như Quản lý dự án, Kiến trúc sư, Giám sát thi công, Kĩ sư xây dựng,… Hãy nêu ra cụ thể vị trí hiện tại bạn mong muốn; và vị trí bạn muốn đạt được trong tương lai.

Thông tin cá nhân

NÊNKHÔNG NÊN
Thông tin cơ bản Nêu rõ Họ tên, Ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại, Địa chỉ. Email cũng cần nghiêm túc và tốt nhất là bằng tên thật của bạn để thể hiện sự chuyên nghiệp. Sử dụng những mail đã quá cũ với tên mail không phù hợp, hay email để cả ngày tháng năm sinh, ví dụ như: funnygirl_9x@gmail.com phuong16091996@gmail.com
Ảnh đại diệnRõ mặt, nghiêm túc, chất lượng rõ nét.Ảnh Selfie.

Kinh nghiệm

Đây có thể nói là phần quan trọng nhất của một CV ngành xây dựng. Khi viết CV ngành xây dựng, tại mục này, những dự án, công ty mà bạn đã từng làm việc; kèm chức vụ và sắp xếp theo trình tự thời gian từ mới nhất đến cũ nhất là điều mà bạn cần làm rõ. Chọn lọc những công việc thực sự liên quan tới ngành xây dựng, tránh đưa vào quá nhiều gây dài dòng.

Lưu ý rằng, kiến trúc và kỹ thuật xây dựng là lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn rất cao; nên việc nhấn mạnh vào kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm là quan trọng nhất; rồi mới đến kỹ năng. Nếu ở phần học vấn, bạn đạt được GPA cao với tấm bằng giỏi ở một trường đại học lớn liên quan đến ngành Xây dựng như Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc,…; thì sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên nếu bạn không học chuyên ngành liên quan đến Xây dựng; thì bạn việc những kinh nghiệm có được trong ngành này chính là chìa khóa giúp bạn được tuyển dụng.

– Trong mục này cần nêu rõ: công ty, vị trí làm việc, thời gian hoạt động, các công việc đã phụ trách. Nếu được cũng có thể nêu rõ kĩ năng bạn học được từ dự án này; chỉ liệt kê những kỹ năng bạn thực sự sử dụng và thời gian bạn sử dụng chúng.

Ví dụ:

CÔNG TY CP KIẾN TRÚC XÂY DỰNG TOPCV

Thời gian làm việc: 11/2014 – 2/2015

Vị trí: Kiến trúc sư chủ trì

– Tiếp xúc trực tiếp Khách hàng, Tư vấn , nắm bắt nhu cầu , yêu cầu của khách hàng…

– Làm hợp đồng, Thiết kế 2D, 3D nội ngoại thất , Quản lý các bộ phận khác như : Nội thất, khai triển hồ sơ, kết cấu, điện – nước- TTLL…

– Tư vấn Sản phẩm, vật liệu phù hợp theo nhu cầu

– Giám sát tác giả trong quá trình thi công.

– Trong mục kinh nghiệm, nhiều người thường nghĩ nêu càng nhiều càng tốt, tuy nhiên sự thật không phải vậy. Hãy chọn ra những việc bạn đã làm ở các công ty có tên tuổi; nếu chưa làm ở công ty có tên tuổi thì chỉ nên nêu những việc làm mà bạn đã theo trong thời gian dài; đừng viết những công việc mà bạn chỉ làm trong thời gian như 1 – 2 tháng .

Ví dụ:

Thay vì viết nhiều kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ như Kiến trúc sư tại Công ty tư nhân A; thì hãy nhấn mạnh vào việc bạn làm Kiến trúc sư tại Tổng công ty Sông Đà.

Kỹ năng

Khi viết CV ngành xây dựng, tùy vào từng vị trí bạn ứng tuyển sẽ có những yêu cầu về kĩ năng khác nhau; nhưng có một số kĩ năng bạn cần nhấn mạnh như:

– Thành thạo các phần mềm chuyên ngành như Sketchup, Auto CAD, Revit, Plaxis, Safe, Etabs…

– Thành thạo tin học văn phòng – đây là kĩ năng cơ bản mà bạn phải chắc chắn nắm vững.

– Thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế, rất nhiều công ty yêu cầu ngoại ngữ, đặc biệt  là tiếng Anh.

– Kỹ năng ra quyết định và xử lý tình huống, kỹ năng quản lý, nhạy bén tiếp thu công nghệ mới; khả năng làm việc nhóm, cẩn thận, tỉ mỉ; ham học hỏi, kỹ năng tính toán, giao tiếp tốt; chịu được áp lực công việc cũng chính là điểm cộng cho CV của bạn.

Giải thưởng, thành tựu

Liệt kê những giải thưởng bạn từng nhận được và thành tựu cá nhân của bạn khi tham gia các dự án hay các giải thưởng của bạn trong các cuộc thi có liên quan đến ngành xây dựng.

Ví dụ:

– Huy chương bạc giải thưởng Loa Thành.

– Công trình A được vinh danh trong top 20 tại Giải thưởng Công trình chất lượng cao 2015

Ngoài ra bạn cũng có thể nêu ra những thành tựu mà bạn cảm thấy tự hào, hoặc những điều bạn làm được cho dự án, những điều bạn nhận ra và cải thiện được cho bản thân nhờ dự án…

Cách viết CV ngành Xây dựng 2

Những thành tựu mà bạn cảm thấy tự hào cũng nên có trong CV ngành Xây dựng

Một số lưu ý khác khi viết CV ngành xây dựng

– Những thông tin nêu ra trong CV của bạn đều yêu cầu phải rõ ràng, chính xác, và súc tích, không được chung chung. Nhà tuyển dụng không có thời gian đọc hết một bản CV dài lê thê. Một CV đẹp có độ dài hoàn hảo là 1 trang giấy A4.

– Chú ý lỗi chính tả: chỉ một lỗi chính tả duy nhất cũng đem lại hậu quả rất nghiêm trọng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một con người cẩu thả; hoặc không coi trọng công việc mà bạn đang ứng tuyển. Vậy nên hãy kiểm tra kỹ lỗi chính tả trước khi gửi CV nhé.

Tham khảo thêm tổng hợp các mẫu CV chi tiết cho từng nhóm ngành.

Chúc bạn hoàn thiện được một CV ngành xây dựng chuyên nghiệp cùng công cụ tạo CV online đáng tin cậy của TopCV và thành công với sự lựa chọn của mình.

Tìm việc làm chất lượng cao tại: https://www.topcv.vn/viec-lam

Tạo CV ngay tại: https://www.topcv.vn/mau-cv