
Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những lưu ý cần thiết khi viết CV xin việc bán hàng từ các chuyên gia tuyển dụng đồng thời gợi ý mẫu CV nhân viên bán hàng ngành bán lẻ đã được biên soạn nội dung kỹ lưỡng, trình bày chuyên nghiệp. Bạn có thể thay đổi thông tin và sử dụng ngay mẫu CV này.
Nhân viên bán hàng công ty bán lẻ sẽ tham gia vào hầu hết các hoạt động liên quan đến hàng hóa (nhận hàng, kiểm tra hàng, sắp xếp, bảo quản hàng hóa, định giá, vệ sinh quầy kệ…) và giới thiệu hàng hóa, tư vấn, bán sản phẩm cho khách hàng. Do đó, mẫu CV nhân viên bán hàng cần trình bày được hiệu suất làm việc, tính chủ động tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.
Nên đưa gì vào CV ứng tuyển nhân viên bán hàng ngành bán lẻ
Cũng như các ngành hàng khác, CV xin việc bán hàng ngành bán lẻ sẽ được trình bày gồm 6 phần cơ bản. Đó là phần giới thiệu thông tin bản thân, phần 2 là mục tiêu nghề nghiệp, phần 3 là quá trình đào tạo, chuyên môn của bạn, phần 4 chính là kinh nghiệm làm việc, phần 5 là kỹ năng chuyên môn.
Thông tin cá nhân chính xác
Ở phần này, bạn chỉ cần liệt kê các thông tin đơn giản như Tên, Năm sinh, Địa chỉ nơi ở, số điện thoại, email, có thể thêm ảnh chân dung rõ mặt.
Không nên:
- Dùng email thiếu nghiêm túc. Ví dụ: mattroibecon_dethuong123@gmail.com
- Ảnh thiếu nghiêm túc hoặc chỉ nhìn thấy khuôn mặt hoặc quay lưng về phía trước.
Mục tiêu nghề nghiệp gắn liền với mục tiêu công ty
Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao ứng viên có mục tiêu công việc rõ ràng, lộ trình phát triển cụ thể. Do đó, ở mục này, hãy viết về những định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân ứng viên.
Lời khuyên:
- Gắn mục tiêu phát triển của bản thân với mục tiêu công ty. Ví dụ: “Trở thành “best seller” trong vòng 6 tháng, giúp công ty hoàn thành mục tiêu KPI về doanh số, mở rộng tệp khách hàng…”
- Chia mục tiêu ngắn hạn, dài hạn. Hai mục tiêu này có sự liên kết với nhau. Ví dụ: “Trở thành quản lý bán hàng mảng B2C trong 2 năm, Trưởng phòng kinh doanh trong 5 năm.”
Không nên:
- Viết mục tiêu chung chung như được làm việc trong môi trường năng động, có thể học hỏi được nhiều, hoàn thiện bản thân…
- Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của bản thân.
Học vấn
Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và điểm trung bình (GPA).
Lời khuyên:
- Nên liệt kê thêm các đề án, nghiên cứu khoa học liên quan đến vị trí bán hàng, kinh doanh.
- Bổ sung một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ bán hàng (nếu có).
Kinh nghiệm làm việc liên quan đến bán hàng, kinh doanh
Đối với nhân viên bán hàng ngành bán lẻ, kinh nghiệm là phần quan trọng nhất bởi qua phần này, nhà tuyển dụng có thể xác định được năng lực của bạn đến đâu và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
Bạn chỉ cần trình bày trong CV về quá trình làm việc của bạn đã trải qua như thế nào? Từng làm việc công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì ? Đồng thời, đưa ra thành tựu và kỹ năng hoặc kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc.
Lời khuyên:
- Nên liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc mới nhất – cũ nhất.
- Đưa ra số liệu xác thực thành tích của bạn trong quá trình làm việc. Ví dụ: Vượt 100% KPI về doanh thu tháng/Quý. Mang về 100 khách hàng tiềm năng/tháng…
- Chỉ đưa vào những công việc liên quan đến vị trí bán hàng, kinh doanh. Tránh đưa quá chi tiết những công việc nhỏ nhặt như rót nước, pha trà, in ấn…
- Sử dụng những từ ngữ chuyên ngành: CV nhân viên bán hàng sẽ hấp dẫn hơn nếu có các thuật ngữ chuyên ngành như “mạng lưới quan hệ”, “khách hàng tiềm năng”, “đề xuất cải tiến sản phẩm”, “đàm phán”,…
4-6 kỹ năng chuyên môn
Đây là phần cứu cánh cho những bạn chưa có kinh nghiệm làm việc hoặc mới ra trường. Nhà tuyển dụng ngành bán lẻ khi tuyển nhân viên bán hàng, bên cạnh kinh nghiệm làm việc thì kỹ năng chuyên môn là phần họ quan tâm nhất.
Dưới đây là những kỹ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở nhân viên bán hàng:
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm bán hàng (KiotViet, Sapo, Nhanh.vn…)
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng thuyết phục, đàm phán, xử lý từ chối.
- Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với khách hàng
- Kỹ năng khơi gợi nhu cầu của khách hàng.
Hãy lựa chọn 4-6 kỹ năng mà bạn đang có hoặc biết để làm nổi bật CV xin việc của mình.
Mẫu CV nhân viên bán hàng ngành bán lẻ chuẩn xác

Để CV xin việc nhân viên bán hàng ngành bán lẻ thu hút nhà tuyển dụng
- Trình bày rõ ràng, sắp xếp thông tin logic, có khoa học.
- Dùng từ ngữ diễn đạt chuẩn mực, có chừng mực, không khoa trương, không dài dòng lan man.
- CV nên ngắn gọn và súc tích, độ dài từ 1 trang A4 là phù hợp nhất.
- Sử dụng font chữ thông dụng như Times New Roman, Arial, Tahoma. Cỡ chữ 12-13, các tiêu đề có thể để cỡ to hơn.
- Nên liệt kê thông tin dưới dạng bullet để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt ý chính trong CV của bạn. Những đoạn quá dài sẽ khiến họ chán nản khi ngập chìm trong hàng tá hồ sơ.
- Giãn cách dòng vừa phải và hợp lý theo nguyên tắc Gestalt.
- In màu CV khi đi phỏng vấn để thể hiện sự nghiêm túc, chuyên nghiệp.
- Tham khảo thêm các mẫu CV để tăng 80% cơ hội trúng tuyển tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
- Tìm việc làm nhân viên bán hàng lương cao tại: Việc làm bán hàng
- Kết nối với TopCV tại fanpage: TopCV Việt Nam