Business Analyst là gì? Tìm hiểu về nghề nghiệp của thế kỷ số

business-analyst-la-gi

Business Analyst là gì và là nghề thuộc lĩnh vực nào? Business Analyst hay còn gọi là BA là chuyên viên phân tích nghiệp vụ làm trong mảng IT. Đây chính là nghề nghiệp của thời đại số thu hút được sự quan tâm của những ai làm trong lĩnh vực IT. Để tìm hiểu thêm về nghề nghiệp này, bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây của Blog.TopCV.vn nhé!

1. Business Analyst là gì?

Business Analyst là gì là câu hỏi khá phổ biến trên thị trường lao động hiện nay vì nhu cầu tuyển dụng Business Analyst đang tăng cao trong thời gian gần đây. Business Analyst thường được biết đến với tên gọi ngắn gọn và phổ biến hơn là BA. Vậy BA là gì? Họ là chuyên viên phân tích nghiệp vụ, kết nối khách hàng của doanh nghiệp với tổ kỹ thuật và tổ kinh doanh trong doanh nghiệp. BA hiện được chia làm 3 nhóm với những chuyên môn khác nhau là:

  • Management Analyst (Chuyên gia tư vấn quản lý): Tư vấn và đề xuất các phương pháp để tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí trong các hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức khách hàng.
  • Systems Analyst (Chuyên viên phân tích hệ thống): Giúp doanh nghiệp khách hàng giải quyết vấn đề kinh doanh mà có sử dụng yếu tố kỹ thuật bằng cách phân tích và tư vấn giải pháp kỹ thuật cho họ.
  • Data Analyst (Chuyên gia phân tích dữ liệu): Sử dụng các dữ liệu thu thập được để định hướng mô hình và dự đoán xu hướng của một vấn đề cụ thể.

2. Công việc của Business Analyst là gì?

Business-Analyst-la-lam-gi
Business Analyst là làm gì?

Nghề Business Analyst là gì và có những chuyên môn nghiệp vụ nào? Sau đây là những đầu việc chính mà một BA sẽ đảm nhận. Thông qua tìm hiểu thông tin này, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra chân dung của Business Analyst là gì.

Kết nối khách hàng và nhân sự nội bộ

Business Analyst trực tiếp làm việc và trao đổi với khách hàng để hiểu được yêu cầu của khách hàng. Sau đó, họ chuyển những yêu cầu này cho đội ngũ nhân sự nội bộ để họ thực hiện.

Tư vấn giải pháp cho khách hàng

Không chỉ lắng nghe yêu cầu của khách hàng, BA cũng sẽ tư vấn thêm các giải pháp khác cho khách hàng. Lúc này, BA làm việc như một nhân viên sale, đem lại dự án cho doanh nghiệp mình.

Giao tiếp với đội nội bộ

Trong công việc, có những vấn đề phát sinh không thể lường trước. Khi đó BA cần thảo luận với đội nội bộ, bao gồm cả lập trình viên, chuyên viên quản lý chất lượng và quản lý dự án. Mục đích là để công việc của đôi bên thuận lợi và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Quản lý văn bản

Một trong những đầu việc của BA là thường xuyên viết các văn bản và tinh chỉnh lại nhiều lần để cho ra bản cuối cùng. Các văn bản này đều liên quan đến các dự án mà BA được nhận, quy trình làm việc của đội nội bộ và yêu cầu của khách hàng.

3. Business Analyst làm việc ở đâu?

ba-lam-viec-o-dau
Những công ty nào có nhu cầu tuyển dụng Business Analyst?

Tùy thuộc vào chuyên môn nghiệp vụ của mình mà Business Analyst làm việc tại nhiều dạng doanh nghiệp khác nhau:

  • BA chuyên về lĩnh vực IT: Làm cho các công ty cung cấp giải pháp phần mềm hoặc công ty outsource bởi họ yêu cầu BA có kiến thức kỹ thuật sâu rộng để đưa ra được giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
  • BA không chuyên IT nhưng chuyên lĩnh vực khác: Làm cho công ty chỉ liên quan đến một lĩnh vực nhất định khi mà họ tuyển BA để tạo ra sản phẩm công nghệ phục vụ nội bộ.
  • BA chuyên cả IT và cả lĩnh vực khác: Thường là lập trình viên hoặc quản lý lâu năm, làm được nhiều dự án cho nhiều lĩnh vực khác nhau nên làm việc được cho mọi dạng doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Hãy cải thiện những kỹ năng lập trình sau để trở thành IT xuất sắc

4. Kỹ năng cần có của Business Analyst là gì?

ky-nang-can-co-cua-ba
Business Analyst cần rất nhiều kỹ năng khác nhau

Kỹ năng giao tiếp

Câu trả lời cho câu hỏi “Business Analyst là gì” thì đó là cầu nối. Họ kết nối giữa khách hàng và đội ngũ nhân sự của công ty. Bởi vậy, BA cần có kỹ năng giao tiếp với khách hàng và giao tiếp tiếp với nhân sự nội bộ bao gồm cả giao tiếp trực tiếp tốt và cả khả năng sử dụng văn bản để trao đổi chính xác những công việc với khách hàng và nhân sự nội bộ.

Kỹ năng công nghệ

Business Analyst cần giao tiếp với đội kỹ thuật của công ty, nên cần có sự am hiểu nhất định về công nghệ. BA cần biết cách thức hoạt động của các ứng dụng, phần mềm và thiết kế hệ thống,…

Kỹ năng phân tích

Là một chuyên viên phân tích, chắc chắn BA phải có kỹ năng phân tích tốt. Phải xác định được nhu cầu của khách hàng, hiểu được sản phẩm mà khách hàng mong muốn là gì, xử lý được các số liệu khảo sát liên quan.

Kỹ năng xử lý vấn đề

Công việc của một BA giống như một người trung gian, Trong quá trình làm việc, rất nhiều vấn đề có thể phát sinh giữa hai bên khách hàng và đội ngũ kĩ thuật. BA cần xử lý vấn đề khéo léo để công việc được ổn thỏa, không ngừng xây dựng và trau dồi kỹ năng xử lý vấn đề.

Kỹ năng quản lý

Không chỉ phân tích nghiệp vụ, một BA rất cần có kỹ năng của một người quản lý. BA cần phải biết lập kế hoạch, chỉ đạo nhân viên nội bộ, đốc thúc thời gian thực hiện dự án, xử lý công việc khi yêu cầu của khách hàng thay đổi, dự đoán ngân sách,… 

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Làm sao để đảm bảo kết quả có lợi cho doanh nghiệp mình và cung cấp được giải pháp công nghệ hợp lý nhất cho khách hàng? Business Analyst cần có khả năng đàm phán và thuyết phục tốt, duy trì được mối quan hệ tốt cả với khách hàng và đội ngũ nhân sự nội bộ.

>> Việc làm quan hệ khách hàng lương hấp dẫn

5. Mức lương của Business Analyst

luong-business-analyst
Thu nhập của nghề Business Analyst

Phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc và những kỹ năng rèn luyện được mà BA có mức thu nhập trung bình là 17 triệu đồng/tháng. Với các bạn ít kinh nghiệm thì có mức lương tối thiểu là 6 triệu đồng/tháng. Còn nếu đã có kinh nghiệm làm ở vị trí quản lý lâu năm thì BA hoàn toàn có thể kiếm được đến 34 triệu đồng/tháng.

6. Tìm việc làm Business Analyst ở đâu?

TopCV.vn là website cung cấp thông tin việc làm uy tín trên khắp các tỉnh thành, phù hợp với nguyện vọng của mọi ứng viên. Tại đây, bạn có thể tìm thấy danh sách việc làm Business Analyst với mức lương hấp dẫn dành cho cả fresher, intern, junior, senior và leader. Bạn có thể chọn lựa công việc phù hợp với mức kinh nghiệm của mình mà không tốn bất cứ chi phí nào. Bên cạnh đó, TopCV.vn còn có các mẫu CV chuyên nghiệp giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển khi đi tìm việc.

Tóm lại, Business Analyst là gì? Chắc hẳn bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc rồi. Hy vọng rằng với những thông tin này, bạn sẽ tự tin hơn trong việc ứng tuyển vào vị trí BA để trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc cho mình nhé!