“Xin lỗi, chúng tôi đã tìm được người khác phù hợp cho vị trí này, cám ơn bạn đã ứng tuyển và hẹn gặp bạn lần sau” – Một ngày tồi tệ của tôi bắt đầu như thế.
Bạn đã bị crush từ chối bao nhiều lần?
Tôi thì rất nhiều.
Bạn đã “tạch” bao nhiêu bài thi?
Có lẽ tôi không đếm được.
Bạn có đang thất nghiệp hay không?
Tôi thì vừa nhận một cuộc gọi từ chối hôm qua.
Bước đường thấy bầu trời không xanh như mọi khi, cốc cà phê khét lẹt, tất cả chỉ vì một cuộc gọi báo phỏng vấn trượt. Một ngày của tôi bắt đầu tồi tệ như thế, tự cho phép mình cau có và chán nản 24 giờ, nhưng tuyệt nhiên sẽ không kéo dài tới giờ thứ 25.
Chán nản, buồn bã, mất phương hướng vì thất nghiệp – làm thế nào để vượt qua?
Đấy là quy tắc tôi tự đặt ra cho mình.
Con người không phải là một cỗ máy, sống theo cảm xúc là điều dễ hiểu.
Bạn chán nản trước những thất bại, sợ hãi trước những vấp ngã, mỗi lần sai lầm lại ngờ vực về bản thân, nhìn bạn bè thành công lại càng cảm thấy bản thân kém cỏi. Tôi cũng từng như vậy.
Nhưng mãi đắm chìm trong những cảm xúc tiêu cực chỉ làm cuộc đời bạn thêm tăm tối mà thôi!
Bạn biết điều đó đúng không?
Có những ngày buồn bã nằm dài trên giường, khi mẹ bạn gõ cửa chỉ để gọi xuống ăn một bát canh ngon bạn cũng hậm hực trả lời. Khi bạn bè hỏi thăm vài câu quan tâm, bạn cũng cảm thấy đó mà tọc mạch và khó chịu. Khi mà lẽ ra bạn cần nhiều người ở bên thì bạn lạ đẩy họ ra xa…
Vậy nên, 24 giờ là quá đủ để chúng ta đắm chìm trong một điều tiêu cực.
Biến thất bại thành cầu thang dẫn bạn lên cao, đừng khiến nó thành bức tường chắn lối tương lai phía trước!
Một người bạn tốt sẽ cho ta niềm vui, một người bạn tồi cho ta kinh nghiệm. Đứng trước thành công con người có thành tựu, trước thất bại lại có bài học.
Người ta vẫn thường nghe người thành công chia sẻ, nhưng tôi tinh rằng kinh nghiệm của kẻ thất bại còn đáng giá cao hơn.
Niềm vui sẽ qua mau, nhưng nỗi buồn và sự đớn đau thì khiến con người ta nhớ mãi. Đấy chính là lý do mà trải nghiệm về thất bại nên được coi trọng.
Bạn đầu tư sai một lần sẽ học được cách phân tích, chọn sai mục tiêu sẽ biết trân trọng khả năng, bị nhà tuyển dụng từ chối cũng là cách để nhận ra khuyết điểm và hoàn thiện bản thân.
Mỗi một thất bại giống như bậc cầu thang, đi qua nó chúng ta sẽ trưởng thành, mạnh mẽ và vững vàng hơn. Vậy nên bạn cần.
- Chấp nhận trách nhiệm. Mỗi một thất bại đều gắn với hậu quả. Có thể ảnh hưởng tới nhiều người, cũng có thể chỉ tác động tới cá nhân bạn. Trước hết hãy biết thừa nhận thất bại và chấp nhận trách nhiệm của mình. Trách nhiệm với người khác và ngay cả trách nhiệm với cá nhân mình.
- Thẳng thắn để nói về thất bại đó. Chúng ta thường dễ dàng chia sẻ về thành công nhưng lại ngại ngùng nói về thất bại. Nếu không thể nói về nó, chúng ta sẽ không bao giờ có thể vượt qua được nó. Chiến trắng tâm lý cính là bước đầu tiên để bạn có thể học hỏi từ một vấp ngã. Thất bại suy cho cùng cũng là một “quyền” rất con người.
- Lắng nghe người khác. Người trong cuộc đôi khi sẽ không có được cái nhìn tỉnh táo và toàn diện. Vậy nên bạn cần lắng nghe ý kiến từ bạn bè, người thân để hiểu thấu vấn đề. Đâu là điều bạn chưa làm tốt, cần hoàn thiện những kỹ năng gì và đầu tư vào đâu. Tuy nhiên hãy tỉnh táo trước những đóng góp tiêu cực. Chỉ mở lòng với những người thực sự quan tâm và lo lắng cho bạn, điều này tốt cho tinh thần của một người vừa vấp váp.
- Tập trung vào giải pháp và kinh nghiệm. Quan trọng nhất khi đi qua một thất bại chính là bài học của chúng ta. Mãi chìm đắm vào nỗi buồn sẽ chẳng giúp được gì. Vì thời gian không thể nào quanh lại để chúng ta chuyển bại thành thắng, vậy nên hãy cứ tiến về phía trước bằng cách tập trung vào phương pháp để khắc phục hậu quả của thất bại và note lại những kinh nghiệm cho mình
- Thất bại là một kỷ niệm nên ghi nhớ. Đúng vậy. Hãy luôn ghi nhớ những vấp ngã cuộc đời cũng rõ ràng như cách note lại thành công. Không chỉ để ghi nhớ những bài học àm còn nhớ cả cách mà bản thân đã mạnh mẽ và vượt qua nó. Đấy là một liều thuốc tinh thần không ngờ