Bác sĩ nội trú là gì? Tìm hiểu từ A đến Z về bác sĩ nội trú

Bác sĩ nội trú là gì? Toàn bộ thông tin chi tiết về vị trí này
Bác sĩ nội trú là gì? Toàn bộ thông tin chi tiết về vị trí này

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe đến thuật ngữ “bác sĩ nội trú”, nhưng ít ai thực sự hiểu rõ về công việc và trách nhiệm của bác sĩ nội trú là gì. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vị trí này, hãy cùng BlogTopCV tham khảo ngay bài viết “Bác sĩ nội trú là gì? Toàn bộ thông tin chi tiết về vị trí này” sau đây nhé.

Bác sĩ nội trú là gì?

Bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo chuyên sâu sau đại học dành cho các sinh viên Y khoa chính quy đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học dài 6 năm. Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú được đánh giá là một trong những chương trình đào tạo khó khăn và thách thức nhất trong ngành y.

Bạn cần hiểu bác sĩ nội trú là gì trước khi lựa chọn theo đuổi ngành này
Bạn cần hiểu bác sĩ nội trú là gì trước khi lựa chọn theo đuổi ngành này

Mô tả công việc của bác sĩ nội trú

Công việc của bác sĩ nội trú bao gồm nhiều khía cạnh và đòi hỏi sự đa nhiệm, kiến thức rộng, và kỹ năng tương tác với bệnh nhân. Dưới đây là mô tả chi tiết về công việc của bác sĩ nội trú là gì mà bạn có thể tham khảo:

Khám và chẩn đoán bệnh:

  • Tiếp nhận và đánh giá bệnh nhân mới, lập kế hoạch điều trị và theo dõi tình trạng sức khỏe.
  • Thực hiện các xét nghiệm lâm sàng và đặt định hình chẩn đoán.
  • Tham gia vào quá trình đưa ra quyết định về việc điều chỉnh phác đồ điều trị dựa trên phản hồi và kết quả xét nghiệm.

Hỗ trợ các bác sĩ chuyên khoa trong điều trị:

  • Điều trị nội khoa bao gồm các nhiệm vụ như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu,…
  • Điều trị ngoại khoa ví dụ hỗ trợ quá trình thực hiện tiểu phẫu, phẫu thuật,…
  • Hỗ trợ quá trình thực hiện điều trị hồi sức cấp cứu.

Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân và cập nhật thông tin cho người nhà bệnh nhân:

  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị, kịp thời phát hiện và xử lý các biến chứng.
  • Thông tin cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng sức khỏe, kế hoạch điều trị, và dự kiến kết quả.
  • Hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân và gia đình trong quá trình điều trị và tái hậu phẫu.

Lập hồ sơ bệnh án: 

  • Bác sĩ nội trú sẽ lập hồ sơ bệnh án đầy đủ, chính xác, phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

Tham gia nghiên cứu khoa học:

  • Bác sĩ nội trú có thể tham gia nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. 
  • Các nghiên cứu khoa học này nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của bác sĩ nội trú và góp phần phát triển khoa học y học.

Giảng dạy và đào tạo: 

  • Hướng dẫn sinh viên y khoa và thực tập sinh.
  • Giáo dục bệnh nhân và gia đình về các khía cạnh của bệnh và các biện pháp tự chăm sóc.

>>> Tìm hiểu thêm: Trình dược viên là gì và trọn bộ thông tin từ A-Z về vị trí này

Nhiệm vụ chính của bác sĩ nội trú là tham gia hỗ trợ quá trình khám chữa bệnh
Nhiệm vụ chính của bác sĩ nội trú là tham gia hỗ trợ quá trình khám chữa bệnh

Những câu hỏi thường gặp về đào tạo bác sĩ nội trú

Bên cạnh tìm hiểu về khái niệm và công việc của bác sĩ nội trú là gì, bạn cũng có thể tham khảo một số câu hỏi thường gặp về vị trí này như sau:

Học bác sĩ nội trú thi khối nào?

Như đã nêu ở trên, bác sĩ nội trú là vị trí dành cho những sinh viên y khoa đã hoàn thành chương trình học của mình. Do đó, để trở thành bác sĩ nội trú, bạn cần học các ngành y khoa liên quan.

Hầu hết các ngành y khoa hiện nay đều thi khối B gồm tổ hợp môn Toán, Hóa Sinh. Ngoài ra, một số trường đại học cũng có thể tổ chức thi môn ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Trung) hoặc các phương thức xét tuyển dựa vào quá trình học tập của thí sinh để lựa chọn.

Các ngành Y dược thường sẽ có khối thi đầu vào là khối B
Các ngành Y dược thường sẽ có khối thi đầu vào là khối B

Điều kiện thi bác sĩ nội trú là gì?

Điều kiện thi bác sĩ nội trú cũng rất khắt khe để đảm bảo chất lượng đầu vào của chương trình đào tạo. Theo quy định của Bộ Y tế, các sinh viên Y khi muốn tham gia xét tuổi bác sĩ nội trú không được quá 27 tuổi, bên cạnh đó sẽ kèm theo những điều kiện khác như sau:

Điều kiện về trình độ học vấn:

  • Tốt nghiệp các đại học y khoa hệ chính quy và được cấp bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp.
  • Tốt nghiệp loại khá và có điểm tổng kết từ 7.0 trở lên.
  • Chuyên ngành học phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, điểm chuyên ngành đăng ký phải đạt 8.0 trở lên.
  •  Năm tốt nghiệp phải là năm được quyền đăng ký tham dự thi nội trú.

Điều kiện về sức khỏe, đạo đức và kỷ luật:

  • Đủ điều kiện về sức khỏe để đảm bảo quá trình học tập không bị gián đoạn.
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước khi đăng ký Bác sĩ nội trú.
  • Có phẩm chất đạo đức và quá trình rèn luyện tốt.
  • Không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên trong quá trình học tập tại trường đại học.
Bạn cần có điểm tổng kết từ 7.0 trở lên để trở thành bác sĩ nội trú
Bạn cần có điểm tổng kết từ 7.0 trở lên để trở thành bác sĩ nội trú

Bác sĩ nội trú đào tạo bao nhiêu năm?

Theo quy định của Bộ Y tế tại Điều 5, Quyết định 19/2006/QĐ-BYT, thời gian đào tạo bác sĩ nội trú là 3 năm. Trong thời gian này, các bác sĩ nội trú sẽ được đào tạo chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp trong một chuyên ngành cụ thể.

>>> Tìm hiểu thêm: Những trường đại học có ngành bác sĩ thú y

Cơ sở đào tạo bác sĩ nội trú phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Những tiêu chuẩn về cơ sở đào tạo bác sĩ nội trú được quy định tại khoản 2 Điều 6, Quyết định 19/2006/QĐ-BYT. Cụ thể, những cơ sở này phải có Chương trình đào tạo được Bộ Y tế phê duyệt và  đáp ứng các điều kiện sau đây:

Đội ngũ giảng viên:

  •  Đủ đội ngũ giảng viên với chức danh giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II.
  • Tối thiểu 3 giảng viên chuyên ngành cho mỗi chuyên ngành đào tạo của bác sĩ nội trú
  • Không quá 1/3 giảng viên là giảng viên thỉnh giảng.
  •  Mỗi học viên theo học Bác sĩ nội trú phải được phụ trách bởi một giảng viên đủ tiêu chuẩn.
  •  Mỗi giảng viên phụ trách không quá 3 học viên cùng một lúc.

Cơ sở thực hành và vật chất:

  • Có bệnh viện và cơ sở thực hành đủ các chuyên khoa theo quy định của Bộ Y Tế.
  • Đối với các chuyên ngành lâm sàng, cơ sở đào tạo phải đảm bảo có ít nhất 30 giường bệnh cho mỗi học viên tính chung trong các khóa đào tạo.
  • Cơ sở được Bộ Y tế thẩm định và công nhận.
  •  Có cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ dạy học, có phòng thí nghiệm, phương tiện giảng dạy, thư viện có tạp chí chuyên môn, giáo trình, sách giáo khoa đầy đủ.
Điều kiện của cơ sở đào tạo bác sĩ nội trú phải đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế
Điều kiện của cơ sở đào tạo bác sĩ nội trú phải đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế

Nên học bác sĩ nội trú của trường nào?

Các trường đại học Y Dược tại Việt Nam đều cung cấp chương trình đào tạo Bác sĩ nội trú. Tuy nhiên, nổi bật trong số đó là Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, đây là 2 trường được đánh giá cao về chất lượng đào tạo.

Mỗi trường có chỉ tiêu tuyển sinh Bác sĩ nội trú riêng biệt, yêu cầu và quy trình tuyển sinh cũng có sự khác biệt đáng kể, đặc trưng cho từng ngành đào tạo.

Do đó, thí sinh có ý định đăng ký dự thi Bác sĩ nội trú ở các trường khác nhau cần thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng về điều kiện và quy trình tuyển sinh của từng trường để đảm bảo việc thực hiện đúng thủ tục và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của mỗi nơi.

Các trường Y Dược hiện nay đều cung cấp chương trình bác sĩ nội trú
Các trường Y Dược hiện nay đều cung cấp chương trình bác sĩ nội trú

Các ngành học bác sĩ nội trú hiện nay

Tùy thuộc vào các trường đào tạo, ngành học của bác sĩ nội trú là gì sẽ khác nhau. Tuy vậy bạn cũng có thể tham khảo một số chuyên ngành bác sĩ nội trú tại 2 trường đào tạo nổi tiếng là Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Các chuyên ngành đào tạo Bác sĩ nội trú tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Chẩn đoán hình ảnhNgoại – Thần kinh và sọ não
Chấn thương chỉnh hìnhNgoại – Tiết niệu
Da liễuNgoại khoa
Gây mê hồi sứcNhi Khoa
Giải phẫu bệnhNội tiết
Hồi sức cấp cứuNội khoa
Huyết học – truyền máuPhục hồi chức năng
Chuyên ngành laoRăng hàm mặt
Lão khoaSản phụ khoa
Ngoại – lồng ngựcTai mũi họng
Ngoại – nhiTâm thần
Truyền nhiễmThần kinh
Ung thưY học cổ truyền

Đại học Y Hà Nội

Các chuyên ngành đào tạo Bác sĩ nội trú tại Đại học Y Hà Nội
Chẩn đoán hình ảnhDa liễuDị ứng và miễn dịch lâm sàngDược lý và độc chất
Gây mê hồi sứcGiải phẫu bệnhGiải phẫu ngườiHóa sinh
Hồi sức cấp cứuHuyết học – Truyền máuKý sinh trùngChuyên ngành Lao
Miễn dịchMô phôi thai họcNgoại khoaNhãn khoa
Nhi khoaNội khoaLão khoaNội – Tim mạch
Phẫu thuật tạo hìnhPhục hồi chức năngSản phụ khoaSinh lý bệnh
Sinh lý họcTai Mũi HọngTâm thầnThần kinh
Truyền nhiễmUng thưVi sinh y họcY học gia đình
Y học hạt nhânY phápY sinh học di truyềnRăng Hàm Mặt
Y học cổ truyềnDinh dưỡngY học dự phòng

>>> Tìm hiểu thêm: Ngành điều dưỡng là gì là làm gì khi ra trường?

Học phí bác sĩ nội trú có cao không?

Học phí bác sĩ nội trú có cao hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:

  • Ngành học: Các ngành học bác sĩ nội trú thuộc nhóm ngành lâm sàng thường có học phí cao hơn các ngành học thuộc nhóm ngành cận lâm sàng.
  • Trường đại học: Học phí bác sĩ nội trú của các trường đại học công lập thường thấp hơn học phí của các trường đại học tư thục.
  • Chương trình đào tạo: Các chương trình đào tạo bác sĩ nội trú có thời gian đào tạo ngắn thường có học phí cao hơn các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo dài.

Tại Việt Nam, học phí bác sĩ nội trú thường dao động từ 30 triệu đồng/năm đến 100 triệu đồng/năm. Một số trường đại học có học phí bác sĩ nội trú cao như:

  • Đại học Y Hà Nội: Trung bình khoảng 37 triệu đồng/năm và có xu hướng tăng khoảng 100 triệu đồng/năm.
  • Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh: Từ 3.5 – 5 triệu đồng/tháng, mỗi năm học 10 tháng.
Học phí học bác sĩ nội trú thực tế sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố
Học phí học bác sĩ nội trú thực tế sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố

Bác sĩ nội trú ra trường được cấp bằng gì sau khi ra trường?

Theo quy định tại Điều 16 Quy chế đào tạo bác sĩ nội trú ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BYT, Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền công nhận tốt nghiệp bác sĩ nội trú.

Theo đó, học viên tốt nghiệp sẽ nhận được bằng Bác sĩ nội trú, bằng Chuyên khoa cấp I, và đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được đề nghị cấp bằng Thạc sĩ. Bằng tốt nghiệp này sẽ được ký bởi hiệu trưởng của các trường đại học đào tạo Bác sĩ nội trú. Đây là những tấm bằng chứng nhận trình độ chuyên môn cao, giúp các bác sĩ có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong ngành y.

>>> Tìm hiểu thêm: Cơ hội việc làm của ngành y tế cộng đồng hiện nay như thế nào?

Bác sĩ nội trú có lương không?

Bác sĩ nội trú là sinh viên đại học đang theo học chương trình đào tạo bác sĩ nội trú, nên họ sẽ không được hưởng lương. Theo quy định của Bộ Y tế, học phí bác sĩ nội trú do học viên tự đóng góp. Do đó, bác sĩ nội trú phải tự lo chi phí sinh hoạt và học tập, bao gồm tiền học phí, tiền ăn, tiền ở, tiền sách vở,…

Tuy nhiên, bác sĩ nội trú sẽ được hưởng một số chế độ hỗ trợ sau:

  • Hỗ trợ từ bộ Y Tế: Mức hỗ trợ hiện nay là 220.000 đồng/tháng.
  • Hỗ trợ từ bệnh viện hoặc cơ sở đào tạo nội trú: Mức hỗ trợ hiện nay là 200.000 đồng/tháng.
Bác sĩ nội trú sẽ không được hưởng lương
Bác sĩ nội trú sẽ không được hưởng lương

Bác sĩ nội trú có chứng chỉ hành nghề không?

Bác sĩ nội trú không được cấp chứng chỉ hành nghề mà quá trình đào tạo này chỉ làm cơ sở để cấp các văn bằng chuyên môn liên quan. Như đã nêu ở trên, sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo bác sĩ nội trú, học viên sẽ được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa I. Lúc này, họ mới đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề.

>>> Tìm hiểu thêm: Giải đáp chi tiết về mức lương ngành y là bao nhiêu?

Bác sĩ không thi nội trú có thể đi làm không?

Bác sĩ không thi nội trú vẫn có thể đi làm, nhưng chỉ có thể làm bác sĩ đa khoa. Theo quy định của Bộ Y tế, để được cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ, người đề nghị cấp chứng chỉ cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 24, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 như sau:

  • Có đủ văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp, được công nhận tại Việt Nam.
  • Trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, cần có 12 tháng thực hành tại bệnh viện hoặc viện nghiên cứu có giường bệnh đối với bác sĩ, 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với các y sĩ.
Bác sĩ không thi nội trú vẫn có thể đi làm
Bác sĩ không thi nội trú vẫn có thể đi làm

Hình thức thi bác sĩ nội trú như thế nào?

Kỳ thi tuyển bác sĩ nội trú là một trong những kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời của sinh viên y khoa. Kỳ thi này đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ của thí sinh, từ đó lựa chọn những thí sinh xuất sắc nhất để đào tạo thành bác sĩ chuyên khoa. 

Theo đó, kỳ thi tuyển bác sĩ nội trú được tổ chức theo hình thức thi trắc nghiệm, mỗi môn thi có thời gian làm bài là 90 phút. Số lượng môn thi là 4, bao gồm:

  • Môn thi thứ nhất và môn thi thứ hai: Môn chuyên ngành. Nội dung thi sẽ thay đổi tùy thuộc vào chuyên ngành mà thí sinh đăng ký dự tuyển.
  • Môn thi thứ ba: Môn cơ sở. Nội dung thi tổng hợp kiến thức của 4 môn y học cơ sở: Sinh lý học, Giải phẫu, Hóa sinh y học và Sinh học di truyền.
  • Môn thi thứ tư: Môn ngoại ngữ. Thí sinh có thể lựa chọn một trong các môn: tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Trung.Đề thi ngoại ngữ sẽ tương đương với trình độ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ,  thí sinh có thể được miễn thi nếu có chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn chương trình trước đó.
Kỳ thi bác sĩ nội trú sẽ diễn ra trong 90 phút
Kỳ thi bác sĩ nội trú sẽ diễn ra trong 90 phút

So sánh bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Bạn có thể tham khảo sự khác nhau giữa 2 vị trí này trong bảng so sánh sau đây:

Đặc điểm so sánhBác Sĩ Nội TrúBác Sĩ Chuyên Khoa
Đào tạoSau đại học, chương trình đào tạo thường kéo dài 03 năm.Đã hoàn thành chương trình đào tạo bác sĩ nội trú và được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa
Chức năngThực hiện giám sát, điều trị dưới sự hướng dẫn.Trực tiếp thực hiện chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh nhân
Trách nhiệmThành viên đội ngũ, dưới sự hướng dẫn.Đảm nhận trách nhiệm lớn, có thể độc lập.
Phạm vi chuyên mônKiến thức tổng quát, làm việc ở nhiều phòng khám.Chuyên môn sâu, tập trung vào một lĩnh vực.

Tìm việc làm ngành Y ở đâu?

Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao, kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân viên y tế cũng tăng theo. Vậy, nên tìm việc làm ngành Y ở đâu? Dưới đây là một số gợi ý để tìm kiếm việc làm Y Dược mà bạn có thể tham khảo:

Tìm kiếm trên các trang web tuyển dụng

Các trang web tuyển dụng là một trong những kênh tìm việc phổ biến mà bạn có thể tham khảo khi tìm kiếm việc làm bất kỳ ngành nghề nào, trong đó có các ngành Y Dược. Tại đây, bạn có thể tìm thấy rất nhiều tin tuyển dụng ngành Y từ các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám,…

Nổi bật trong các website tuyển dụng hiện nay có để nhắc đến TopCV.vn.TopCV.vn là một nền tảng tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp, tổ chức y tế tin tưởng lựa chọn. Tại TopCV.vn, bạn có thể tìm thấy rất nhiều tin tuyển dụng ngành Y từ các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám,… ở khắp mọi nơi trên cả nước.

TopCV.vn cũng sẽ cung cấp cho bạn các công cụ hữu ích để giúp bạn tạo CV nhân viên y tế chuyên nghiệp, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, TopCV.vn còn có đội ngũ chuyên gia tư vấn tuyển dụng giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ bạn trong quá trình tìm việc thành công hơn.

Bạn có thể tìm kiếm việc làm ngành Y Dược tại TopCV.vn
Bạn có thể tìm kiếm việc làm ngành Y Dược tại TopCV.vn

Một số cách tìm việc ngành Y khác

Bên cạnh tìm kiếm trên những website tuyển dụng uy tín, bạn có thể tham khảo một số cách tìm việc ngành Y khác như sau:

  • Tham gia các hội nhóm ngành Y.
  • Tìm kiếm thông qua các mối quan hệ, người quen làm việc trong ngành Y
  • Tham gia các buổi hội thảo, hội nghị ngành Y do các doanh nghiệp, tổ chức y tế thường xuyên tổ chức để tuyển dụng nhân viên.
Có nhiều cách để bạn có thể tìm kiếm việc làm ngành Y
Có nhiều cách để bạn có thể tìm kiếm việc làm ngành Y

Hy vọng rằng bạn đã hiểu về bác sĩ nội trú là gì và có cái nhìn toàn diện về này qua bài viết ngày hôm nay. Bác sĩ nội trú là một vị trí quan trọng trong ngành Y, đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên sâu. Nếu bạn đang có định hướng trở thành một bác sĩ nội trú, hãy tìm hiểu thật kỹ về chương trình đào tạo và các yêu cầu tuyển sinh.Bên cạnh đó, đừng quên truy cập vào TopCV.vn để tìm kiếm những cơ hội việc làm ngành Y Dược hấp dẫn và phù hợp với bạn nhé.