Cơn bão COVID đã cuốn phăng đi tất cả những ảo tưởng về ngành HOT, trường TOP, tương lai ổn định. Trong bối cảnh nhiều ngành nghề đóng băng, ngừng kinh doanh, việc ít người nhiều, điều gì sẽ là vắc-xin cho sự nghiệp của bạn? Bạn có khoảng 80.000 giờ trong sự nghiệp của mình: 40 giờ mỗi tuần, 50 tuần mỗi năm, trong 40 năm. Điều này làm cho việc lựa chọn nghề nghiệp của bạn trở thành một quyết định triết lý quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Và càng quan trọng hơn trong thời kỳ dịch bệnh COVID phức tạp.

Dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và ứng viên như thế nào?

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang trở nên phức tạp, Việt Nam trải qua 4 đợt giãn cách lớn, nhiều lĩnh vực/công ty bắt buộc tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty.

Theo báo cáo tình hình lao động việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2021 của Tổng Cục Thống Kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2021 là hơn 1,1 triệu người, tăng 101,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Theo VTV, hàng triệu sinh viên ra trường mà không có việc làm hoặc phải làm trái ngành, trái nghề. Việc ít đi, người không có việc lại tăng lên. Vì vậy có thể nói, đây là giai đoạn tìm việc khó khăn hơn bao giờ hết, đặc biệt đối với những bạn mới ra trường hay có 1 – 2 năm kinh nghiệm.

Trong nguy có cơ, hãy chuẩn bị và sẵn sàng cho mọi cơ hội

Mặc dù tình hình chung vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng cũng không thể nhắc đến những công việc, ngành nghề vẫn hoạt động bình thường và trong ngắn hạn còn có phần phát triển hơn. Đó là các ngành nghề số hóa ứng dụng công nghệ như thương mại điện tử, marketing, thiết kế đồ họa, tự động hóa, IT,… Bên cạnh đó là những ngành Chăm sóc sức khỏe với sự hỗ trợ của công nghệ sinh học. Đây là nhóm ngành liên quan đến sức khỏe nhưng không phải học y hay dược, ví dụ như công nghệ hóa sinh, khoa học sức khỏe, hệ thống sức khỏe số,…

Mặt khác, khi đại dịch đã được khống chế, kinh tế dần hồi phục, một số ngành nghề như hậu cần, quản lý cung ứng, quản trị du lịch, quản trị khách sạn,… sẽ có nhu cầu tuyển dụng tăng cao trở lại.

Vì vậy hãy chuẩn bị cho mình hành trang sự nghiệp kỹ càng trong thời gian “ủ mầm”, để “vươn mình” thật tươi tốt bạn nhé!

7 bước giúp bạn định hướng lại sự nghiệp

Cuộc đời mỗi người sẽ trải qua nhiều bước ngoặt khác nhau. Trong đó có hai thời điểm quan trọng, được coi là thời điểm vàng để định hướng nghề nghiệp là lúc tốt nghiệp THPT và lúc tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học.

Hai thời điểm trên được coi là thời điểm vàng vì lúc tốt nghiệp THPT chính là lúc bạn cần đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề và trường học phù hợp. Quá trình học tập kéo dài từ 3-6 năm nên một khi lựa chọn sai thì bạn sẽ vừa tốn thời gian vừa hao tổn kinh tế. Trong khi đó thời điểm tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học là thời điểm bạn sẽ lựa chọn cho mình một công việc, một môi trường phù hợp để hoàn thiện bản thân. Nếu lựa chọn sai, có thể cả đời bạn cũng không thể tìm được con đường thăng tiến và phải chịu nhiều khó khăn về mặt tài chính.

Hôm nay, bạn là những người trẻ, đang đứng giữa ngã ba đường quan trọng của cuộc đời là đưa ra quyết định chọn lựa nghề nghiệp phù hợp. Bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về Định hướng nghề nghiệp để tự bản thân mình hiểu rõ và đưa ra quyết định đúng đắn cho con đường sự nghiệp sau này của mình.

1/ Vượt qua định hướng nghề nghiệp của gia đình và không chạy theo trào lưu

Rất nhiều bạn chịu ảnh hưởng từ những định hướng nghề nghiệp của bố mẹ, người thân. Mặc dù lời khuyên của những người đi trước rất đáng quý nhưng bạn cần nhận thức rõ những điều đó có phù hợp với bản thân hay không. Nếu nhận thấy những định hướng này không phù hợp, bạn cần kiên định với quan điểm của mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh trường hợp chọn nghề nghiệp dựa trên tâm lý đám đông, chạy theo trào lưu, thấy nghề nào mọi người nói đang hot thì chọn hoặc là chọn nghề nổi tiếng dễ kiếm tiền mà không cần biết bản thân có phù hợp hay không. Hãy có cái nhìn khách quan và tổng thể khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.

2/ Liên tục cập nhật thông tin thị trường tuyển dụng, việc làm

Để có lựa chọn đúng đắn nhất, bạn cần tìm hiểu thông tin về nhiều nghề nghiệp khác nhau. Từ đó bạn có thể nắm được nghề nào có nhu cầu tuyển dụng lớn, nghề nào có khả năng sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Việc tìm hiểu về các ngành nghề cũng sẽ giúp bạn có cái nhìn thiết thực nhất khi định hướng nghề nghiệp và có thể tìm ra nghề nghiệp phù hợp với bản thân cũng như nhu cầu của xã hội.

Bạn hãy suy nghĩ về tất cả các nghề nghiệp mà bạn cảm thấy phù hợp với tài năng và sở thích của mình. Trong mỗi ngành nghề đó bạn cần tìm hiểu các thông tin cụ thể sau:

  • Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn khác có liên quan trong cùng lĩnh vực
  • Nhu cầu nhân sự đối với nghề nghiệp trên thị trường lao động
  • Những kỹ năng và phẩm chất cần thiết để theo nghề
  • Nội dung và mục tiêu đào tạo của nghề nghiệp là gì
  • Các đơn vị, tổ chức hiện đào tạo nghề, học phí dành cho nghề cũng như phương pháp đào tạo và thời gian đào tạo
  • Những nơi có thể tìm việc sau khi học xong
  • Xác định xem bạn có những năng lực và kỹ năng nào phù hợp với nghề

Đồng thời, theo dõi, cập nhật thông tin thị trường tuyển dụng thường xuyên thông qua các báo cáo như Báo cáo thường niên TopCV Insights, thông qua các trang tin uy tín và bổ ích dành riêng cho tuyển dụng & việc làm như Blog TopCV.

3/ Tìm hiểu bản thân

Khi đã xác định được những nghề nghiệp có triển vọng, việc tiếp theo bạn nên làm là tìm hiểu về bản thân để xem bạn có những kỹ năng và thế mạnh phù hợp với nghề nghiệp nào nhất. Điều này rất quan trọng vì bạn chỉ có thể đạt được thành công lớn nhất khi được làm công việc phù hợp với thế mạnh của mình.

Bạn có thể vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để tìm hiểu về bản thân như MBTI, MI,…

Đồng thời, sau khi đã suy nghĩ kỹ lưỡng về bản thân bạn cần viết một ghi chép ngắn gọn về việc bạn là ai. Điều này có thể dễ dàng được thực hiện bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn có tài năng và thế mạnh nào?
  • Đâu là tài năng giúp bạn đạt được thành công lớn nhất?
  • Bạn hài lòng với những hoạt động nào nhất?
  • Những loại hoạt động tinh thần nào có thể thúc đẩy bạn tiến về phía trước?

4/ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nghiệp

Việc kế tiếp bạn cần làm là hãy xác định xem những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến nghề nghiệp. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nghề nghiệp mà bạn cần xem xét:

  • Đam mê và sở thích của bản thân
  • Năng lực: thế mạnh của bạn là gì, bạn cần trau dồi điều gì,…
  • Nhu cầu của xã hội: những ngành nào đang là xu hướng của tương lai, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh
  • Sức khỏe: một số ngành nghề yêu cầu sức khỏe, thậm chí chiều cao và cân nặng nhất định
  • Trí năng nổi trội: khả năng cạnh tranh khi giải quyết vấn đề trên các lĩnh vực, ngành nghề.Ví dụ trí năng tính toán nổi trội sẽ hợp với những nghề làm việc với các con số như tài chính kế toán, thống kê, dữ liệu…

Dựa trên danh sách phân tích này, bạn có thể có kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp để từng bước thực hiện ước mơ nghề nghiệp của bản thân.

Bên cạnh đó việc này cũng giúp bạn đánh giá một cách rõ ràng xem nghề nghiệp này có phù hợp với mình hay không. Từ đó bạn sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất cho tương lai.

5/ Tìm hiểu các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp

Để thành công trong sự nghiệp, ngoài kiến thức chuyên môn bạn còn phải chú ý bổ sung những kỹ năng mềm. Phần lớn doanh nghiệp hiện nay đều yêu cầu ứng viên thành thạo kỹ năng văn phòng, đọc hiểu tiếng Anh cơ bản, hay thái độ làm việc chủ động, trách nhiệm. Ngoài ra với một số ngành nghề đặc thù sẽ yêu cầu thêm những kỹ năng riêng, ví dụ như Thiết kế cần thành tạo Photoshop, Illustrator,… Việc tìm hiểu về các kỹ năng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề nghiệp mà bạn muốn theo đuổi đồng thời điều này cũng giúp bạn theo kịp đà phát triển của xã hội.

Thực tế cho thấy, những người thành công chỉ vận dụng có 25% kiến thức chuyên môn trong công việc, còn lại 75% là dựa vào những kỹ năng mềm mà họ đã học hỏi và rèn luyện được. Những người thường xuyên tham các khóa học kỹ năng sẽ có thêm cơ hội khám phá và trau dồi bản thân. Đồng thời đây cũng là phương pháp tốt để định hướng nghề nghiệp và định vị bản thân.

Bạn có thể tham gia vào các khóa học kỹ năng tại các trường đại học, các trung tâm, câu lạc bộ hoặc bất kỳ một tổ chức, đơn vị nào. Khi dành thời gian học tập và nghiên cứu sâu vào một kỹ năng, bạn sẽ càng định hướng nghề nghiệp tương lai rõ ràng và đúng đắn hơn nữa.

6/ Tìm kiếm cơ hội trải nghiệm

Cách tốt nhất để biết bản thân có phù hợp với nghề nghiệp nào đó hay không chính là tự bản thân bạn phải trải nghiệm. Bạn nên tìm cơ hội làm những công việc có liên quan đến nghề nghiệp đã chọn khi còn đi học để hiểu rõ hơn về nghề nghiệp đó cũng như nhận định được xem bản thân có phù hợp với nghề hay không.

Với thế giới phẳng, kỷ nguyên số và ảnh hưởng của dịch bệnh, bạn có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu. Sinh sống tại Hà Nội, làm việc tại Sài Gòn hay nước ngoài không phải là chuyện xa vời nữa. Hãy chủ động tìm kiếm và tận dụng cơ hội trải nghiệm càng sớm càng tốt.

Bạn có thể truy cập trang Việc làm của TopCV với hằng trăm công việc mới mỗi ngày, đa dạng ngành nghề, từ các công ty khởi nghiệp trẻ đến tập đoàn đa quốc gia, ở bất cứ nơi đâu.

7/ Lựa chọn Giải pháp Tư vấn hướng nghiệp / tìm việc của TopCV

Nếu bạn vẫn chưa biết mình nên làm gì, quá khó khăn để tìm hiểu và bắt đầu, vẫn chưa có mục tiêu và lộ trình rõ ràng thì TopCV luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng bạn. Chuyên gia TopCV sẽ giải đáp tất cả băn khoăn của bạn trong vấn đề hướng nghiệp và tìm việc, giúp bạn tìm ra con đường của chính mình.

Và cuối cùng, đừng bỏ cuộc

“Khổ tận cam lai”, những cố gắng và nỗ lực của bạn sẽ sớm được đền đáp. Bất cứ điều xảy đến đều có nguyên do của nó, hãy trải nghiệm, khám phá bằng lòng tin và sự nhiệt thành.