Làm một công việc bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc sẽ rất áp lực và dễ mất định hướng. 6 lời khuyên này sẽ giúp bắt nhịp công việc dễ dàng hơn.
Thể hiện sự tận tâm ngay trong tháng đầu tiên
Trong tháng đầu tiên đi làm, hãy thể hiện sự tận tâm của mình trong công việc bằng cách đến sớm và ra về muộn nhất có thể. Tiếp đến, hãy cố gắng trở thành thành viên có giá trị trong nhóm trước khi muốn đi sớm về muộn. Đồng thời tránh các lỗi nhỏ trong giao tiếp và công việc, cũng đừng cẩu thả. Tháng đầu tiên thường là tháng thử việc nên chắc hẳn bạn không muốn được đánh giá không tốt phải không? Ấn tượng đầu tiên thường khó phai lắm!
Tận tâm khi chưa có kinh nghiệm làm việc là điều giúp bắt nhịp công việc nhanh nhất
Tìm hiểu về công ty càng chi tiết càng tốt
Ông bà cha ta có câu, “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, vậy nên trong những ngày đầu đi làm, nhất là làm ở ngành mới chưa có kinh nghiệm thì việc học hỏi thêm là điều cần thiết. Đừng bao giờ sợ xấu hổ mà giấu giếm cái thiếu sót của mình. Hãy hỏi thật nhiều, bày tỏ sự thắc mắc với những vấn đề mình chưa hiểu: Quy trình công việc của bản thân, của phòng như thế nào? Những người bạn đồng nghiệp xung quanh là ai? Ai là người đứng đầu các phòng ban khác nhau và họ làm gì? Thách thức của công ty là gì? Thế mạnh là gì?… Hãy cứ tò mò và ghi chép lại để nhớ.
Hiểu rõ hơn về mong đợi của công ty về bạn
Những bạn đã đi làm sẽ gật đầu với ý kiến này: Mô tả công việc trong tin phỏng vấn sẽ khác với công việc thực tế phải làm. Có thể vì nhà tuyển dụng đã vẽ nên một bức tranh rực rỡ về công ty hoặc bạn cảm nhận chưa đúng. Hoặc nhà quản lý và người phỏng vấn cũng chỉ là con người và có thể họ đã quên một số nhiệm vụ của bạn.
Vì vậy, những ngày đầu tiên đi làm, hãy cố gắng nói chuyện với leader, người giám sát để
tìm hiểu chính xác những gì công ty yêu cầu về bạn. Bạn có phải gửi báo cáo hàng tuần không? Công việc của bạn được đánh giá như thế nào? Ai đánh giá? Bạn cần đạt được tiêu chuẩn gì?
Tìm hiểu về đồng nghiệp
Điều này là tiên quyết cho việc bắt đầu làm ở công ty mới. Hãy chắc chắn rằng bạn biết bạn đang làm việc với ai? Ai sẽ là người hỗ trợ bạn? Ai là người cùng team?
Tìm hiểu về đồng nghiệp sẽ giúp hoàn thành công việc tốt hơn
Tìm người hỗ trợ
Sau khi tìm hiểu về công ty, đồng nghiệp, hãy tìm cho mình người hỗ trợ tốt, giúp bạn kết nối với một người thực sự có thể giúp bạn phát triển ở công ty. Ai là người có nhiều hiểu biết về công việc? Ai được tôn trọng hay ngưỡng mộ ngay cả khi đó không phải là người giỏi nhất trong công việc?… Đó là một người bạn nên tìm kiếm lời khuyên.
Cuối cùng là vạch ra mục tiêu lâu dài
Khi đã có đóng góp cho công việc cũng như nâng thành tích công ty lên thì đây là lúc bạn
có thể nghĩ đến việc đặt ra các mục tiêu phát triển nghề nghiệp và phát triển cá nhân. Khi có được mục tiêu và đích đến bạn sẽ có được kế hoạch hành động hợp lý cho riêng mình.