6 lỗi không dễ nhận ra trong bản sơ yếu lý lịch

http://blog.topcv.vn/wp-content/uploads/2014/11/cv.jpg
6 lỗi không dễ nhận ra trong bản sơ yếu lý lịch | TopCV

cv

Tránh viết tắt


Một số bạn có thói quen viết tắt, điều này thật nguy hại trong những trường hợp viết hồ sơ hay văn bản quan trọng có tính học thuật. Nếu bạn không muốn mình mang cái mác “lười biếng” vào một trong những khả năng của mình, tôi khuyên bạn nên tránh sử dụng tất cả các dạng từ viết tắt. Việc sử dụng từ viết tắt để tránh những câu dài hay tiêu đề là điều dễ thấy – tuy nhiên, bạn lại đang truyền đạt sự lười biếng và thiếu chuyên nghiệp thông qua hồ sơ của mình. Hãy dành những chữ viết tắt này cho những ghi chép cá nhân riêng của bạn mà thôi.

Tránh sử dụng những dòng CV chung chung không có mục đích

Có 2 dòng sơ yếu lý lịch thông dụng mà tôi chắc chắn là nhiều người đã nhìn thấy hay thậm chí là sử dụng:
“Mục tiêu” (Objective) và “Nguồn tham khảo theo yêu cầu” (References Provided Upon Request)
Vào thời điểm hiện tại, mặc dù cả hai điều trên đều có vẻ là cần thiết, thực ra không hẳn như thế. Nó xuất hiện trong CV của bạn với một mục đích trực tiếp và có ý nghĩa, nhưng sau này nó được thêm vào chỉ bởi vì tất cả mọi người đều làm như thế.


Mục đích (Objective)


Nếu bạn chắc chắn rằng muốn đưa vào một mục tiêu; hãy đảm bảo mục tiêu này có liên quan đến việc mà bạn đang nộp đơn xin việc. Dưới đây là ví dụ về một mục tiêu đạt và không đạt:
Mục tiêu (Đạt): Để tiếp tục cung cấp những dịch vụ nhằm nâng cao việc phục vụ cộng đồng thành phố; đặc biệt là những người sống và chịu ảnh hưởng bởi [X, Y & X]
Mục tiêu (Không đạt): Để có được một vị trí và sử dụng những kỹ năng của mình để phát triển trong công ty.

Nguồn tham khảo theo yêu cầu

Nghe có vẻ trừu tượng; thực chất thì điều này chỉ tương đương với tuyên bố “Sẵn sàng để phỏng vấn khi được yêu cầu” – quá màu mè chỉ để nói đến một sự thật hiển nhiên. Nhà tuyển dụng sẽ không nhìn vào câu nói này và nghĩ rằng “Nguồn tham khảo?

Trong thực tế, bất cứ nguồn tham khảo nào cũng sẽ được tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, bạn có thể đưa ra những nguồn này theo một cách khác. Thay vì chờ đợi để họ hỏi; bạn có thể cung cấp vào một phần riêng biệt trong CV của bạn; bao gồm những nguồn tham chiếu nghề nghiệp hàng đầu của mình bao gồm người liên hệ; tên công ty, số điện thoại và email.

Tham khảo các mẫu CV chuyên nghiệp và ấn tượng từ: https://www.topcv.vn/mau-cv

SƠ YẾU LÝ LỊCH
Một mẫu CV có sẵn của TopCV

Hãy nhất quán mọi thứ


Nếu bạn đang có ý định in đậm tên những công ty bạn đã làm việc trước kia; hãy chắc chắn là không bỏ sót bất kỳ công ty nào. Nếu bạn định in nghiêng tên vị trí công việc của mình, hãy in nghiêng tất cả chúng. Nếu bạn định để thời gian làm việc cách 8 dấu cách sau tên công việc; hãy làm điều tương tự với những công việc còn lại. Tóm lại, hãy nhất quán những điều bạn viết với nội dung tương tự.

Tránh đưa “quá nhiều” hoặc “quá ít” thông tin


Hãy thiết kế sơ yếu lý lịch của bạn hướng đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn nộp CV của mình cho vị trí Chuyên viên tin học (Informatics Specialist); đưa ra kinh nghiệm làm việc là một Nhân viên bán hàng (Sales Associate) sẽ không đem lại hiệu quả đáng kể.

Bạn sẽ muốn giữ cho CV của mình đi trực tiếp vào vấn đề chính – chứ không phải để cho người đọc cảm thấy như đang đi vào chương đầu tiên trong cuốn tự truyện của bạn. Tuy nhiên cũng đừng để sót bất kỳ thông tin quan trọng nào. Nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc ở vị trí bạn ứng tuyển; trong khi đó bạn đã từng tham gia các hoạt động tình nguyện hay kinh nghiệm nào đó ít nhiều có liên quan đến vị trí mà bạn đang quan tâm hãy nhớ nhắc đến nó – bất kể kinh nghiệm đó có trong bao lâu.

Tránh sử dụng dấu chấm câu (period) nếu bạn không sử dụng một câu hoàn chỉnh


Dưới đây là một ví dụ:
– Định kì hàng quý, tôi lập một bảng Excel xác định số lượng nhân viên trong từng bộ phận để báo cáo cho Phó trưởng phòng nhân sự. [Có chấm câu]
– Lập báo cáo tuyển dụng hàng quý cho Phó trưởng phòng nhân sự [Không chấm câu]
Bạn nhận ra sự khác biệt giữa 2 câu chứ? Hãy nhớ rằng, dấu chấm câu chỉ được dùng ở cuối mỗi câu hoàn chỉnh.

Chú ý tới thì của động từ (Đối với CV tiếng anh)


Rất nhiều ứng viên quên sử dụng đúng thì động từ khi miêu tả về công việc trước của mình. Nhớ rằng, khi bạn không làm việc cho công ty đó nữa hãy sử dụng thì quá khứ.

Dưới đây là một ví dụ:
– Hiện tại (Current): Managing the dental office budget and approving supply requisitions
– Quá khứ (Past): Managed the dental office budget and approved supply requisitions
Đừng quên nhờ ai đó kiểm tra lại sơ yếu lý lịch của bạn xem có thiếu sót gì không. Một điều khá ngạc nhiên là chúng ta thường quên những điều tưởng chừng như rất đơn giản.

Vũ Hương (dịch)

Nguồn: http://www.businessinsider.com

———————————————–

Tạo CV Miễn Phí tại: http://www.topcv.vn/choose-template