5 cách giúp nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên trong buổi phỏng vấn

5-cach-bat-mach-ky-nang-mem-cua-ung-vien-ngay-vong-dau-phong-van-3

Nếu kỹ năng cứng có thể giúp ứng viên bắt đầu sự nghiệp, thì kỹ năng mềm sẽ giúp họ nâng cao năng lực và thành công với sự nghiệp đó. Là nhà tuyển dụng, bạn phải biết cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên ngay vòng đầu phỏng vấn để sàng lọc những người phù hợp.

1. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm

Một ví dụ thực tế: Các công ty khi tuyển giám đốc marketing, thường yêu cầu ngoài việc nắm vững kiến thức marketing, vị giám đốc đó còn phải có khả năng lãnh đạo, có tuy duy lãnh đạo, tư duy logic, có tầm ảnh hưởng. Hay như trong lĩnh kỹ thuật, các trưởng phòng khi yêu cầu nhân sự tuyển lập trình viên thì anh chàng này không thể chi biết ngồi code, mà còn phải biết tư duy sáng tạo và có đầu óc phân tích để giải quyết vấn đề.

Một ứng viên có bằng cấp cao nhưng không có khả năng hợp tác với các thành viên khác trong nhóm, không khéo léo trong cách làm việc với đối tác khách hàng, hay không có tư duy giải quyết vấn đề, thì cũng sẽ trở thành một nhân tố độc hại cho cả tổ chức.

Các ví dụ trên nói lên một điều: kỹ năng mềm là yếu tố rất quan trọng để đánh giá ứng viên. Nếu kỹ năng cứng có thể giúp ứng viên bắt đầu sự nghiệp, thì kỹ năng mềm sẽ giúp họ nâng cao năng lực và thành công với sự nghiệp đó. Là nhà tuyển dụng, bạn phải trang bị cho mình những kiến thức về ngành nghề cần tuyển đồng thời chuẩn bị thêm các đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên.

2. Nghịch lý trong đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên

Kỹ năng mềm rất quan trọng nhưng lại rất khó để đánh giá chính xác. Không được chứng nhận bởi bằng cấp rõ ràng, không có quy chuẩn chung để đánh giá, để ứng viên tự đánh giá thì khó để biết được thực lực thật sự của họ. Bạn cũng biết là bản thân ứng viên cũng đã có sự chuẩn bị kĩ càng để đảm bảo câu trả lời của họ được hoàn mỹ nhất.

++ Xem thêm: Top Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Ngành HR – Bạn Đã Biết Chưa?

Vậy nên để có thể đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên một cách thật chuẩn xác, hãy cân nhắc những phương pháp đã được sử dụng bởi rất nhiều công ty và doanh nghiệp hàng đầu thế giới sau đây.

3. Các cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên

  • Yêu cầu ứng viên tự đánh giá kỹ năng mềm của mình theo thang điểm

Trong buổi phỏng vấn, hãy yêu cầu ứng viên tự liệt kê những kỹ năng mềm mà cần thiết để hoàn thành tốt công việc mà bạn đang tuyển dụng. Rồi để họ đánh giá theo thang điểm (10, 20, hay 100 là tùy bạn) xem đâu là kỹ năng vượt trội nhất. Nếu họ không biết kỹ năng nào cần thiết để làm tốt công việc, thì bạn nên xem xét lại. Sau khi đã có thang điểm đánh giá của ứng viên, bạn hãy kết hợp với các phương pháp đánh giá phía dưới đây để kiểm chứng lại.

  • Đưa ra các câu hỏi hành vi và lắng nghe quan điểm của ứng viên

Câu hỏi hành vi sẽ tập trung vào kinh nghiệm trong đời sống thực tế của ứng viên. Nói cách khác, những câu hỏi này sẽ giúp bạn đánh giá được độ “trải đời” của ứng viên đó. Bạn sẽ biết được liệu ứng viên có làm việc tốt khi phải chịu áp lực hay không, họ giao tiếp có tốt không, và đạo đức nghề nghiệp của họ như thế nào. Dưới đây là một vài ví dụ về câu hỏi hành vi mà bạn có thể sử dụng:

  • Bạn đã bao giờ gặp vấn đề với cấp trên chưa? Bạn xử lý vấn đề như thế nào?
  • Bạn đã bao giờ gặp khó khăn khi các thành viên trong nhóm xảy ra tranh cãi và không thể làm việc với nhau? Bạn đã giải quyết như thế nào?
  • Hãy kể về người sếp tuyệt vời nhất mà bạn từng có cơ hội làm việc, tại sao bạn lại cảm thấy như vậy, và bạn đã học được những gì từ người đó
  • Bạn đã bao giờ phải giải quyết một vấn đề mà tưởng chừng như phải bó tay chưa?
  • Bạn đã bao giờ mắc lỗi chưa? Bạn sửa chữa nó như thế nào?
  • Bạn đã bao giờ phải giải quyết một tình huống khó xử với khách hàng chưa? Như thế nào?
  • Đặt ra câu hỏi tình huống

Câu hỏi tình huống là những câu hỏi đặt ra nhằm tìm hiểu cách mà ứng viên sử dụng để giải quyết một vấn đề có khả năng xảy ra trong công ty hay doanh nghiệp của bạn. Không giống như câu hỏi hành vi, câu hỏi tình huống yêu cầu các nhà tuyển dụng lựa chọn các tình huống giả định không liên quan đến kinh nghiệm của ứng viên.

5-cach-bat-mach-ky-nang-mem-cua-ung-vien-ngay-vong-dau-phong-van-2

Ví dụ, bạn có thể hỏi ứng viên xem họ xử lý như thế nào khi gặp phải một người có quan điểm trái ngược với mình. Công ty hay doanh nghiệp cũng giống như một xã hội thu nhỏ, với vô vàn những cá nhân có hoàn cảnh, giáo dục, cũng như quan điểm khác nhau. Nếu ứng viên thể hiện rằng quan điểm của những người khác không đáng để lắng nghe hay họ từ chối lắng nghe quan điểm của người khác, thì có lẽ họ sẽ khó để hòa đồng và làm việc nhóm tốt, đặc biệt là với những nhóm có cá nhân có hoàn cảnh khác nhau.

  • Thử xem họ có tham gia câu lạc bộ hay tổ chức nào không
    Việc ứng viên tham gia câu lạc bộ hay tổ chức nào đó sẽ thể hiện được độ quảng giao và là minh chứng cho kỹ năng làm việc đội nhóm của họ. Những nhân viên như vậy sẽ có khả năng trở thành một thành viên tích cực trong nhóm. Bạn cũng có thể hỏi xem ứng viên có hay tham gia hoạt động ngoại khóa, như là thể thao, văn nghệ hay không. Điều này cũng phần nào thể hiện độ năng động và hòa đồng của họ.
  • Sử dụng bảng điểm đánh giá:

Bảng điểm đánh giá ứng viên:

Ngoài việc để cho ứng viên tự liệt kê và đánh giá kỹ năng mềm của mình, bạn cũng có thể đưa ra một số câu hỏi dạng trắc nghiệm theo từng kỹ năng và để ứng viên làm. Cách này sẽ giúp quy trình đánh giá của bạn linh hoạt và quy củ hơn.

Ví dụ:

 Kỹ năng giao tiếp      Ít    TB   Nhiều
Ngoài người thân và bạn bè, bạn có nhiều mối quan hệ ngoài xã hội?
Bạn có hay chủ động quan tâm và lắng nghe mong muốn của mọi người?
Bạn có thường xuyên tạo lập các mối quan hệ mới?
Kỹ năng làm việc nhóm
Bạn có thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể có nhiều người lạ?
Có phải bạn thích làm việc độc lập?

Cách chấm điểm:

Bạn có thể chọn bất cứ một hệ thống chấm điểm nào mà bạn cảm thấy hữu hiệu với công ty bạn. Dưới đây là bảng điểm gồm 3 cấp độ, đánh giá kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ của ứng viên từ thấp đến cao. Bạn có thể tham khảo.

  • Cấp độ 1 – Yếu: Chỉ có thể xử lý các tình huống giao tiếp ứng xử không có hoặc ít mâu thuẫn và bất đồng. Cần phải giám sát chặt chẽ trong khi làm việc.
    Cấp độ 2 – Trung bình: Có thể xử lý mâu thuẫn và bất đồng ở mức trung bình trong các tình huống giao tiếp ứng xử. Chỉ cần giám sát vừa phải trong khi làm việc.
    Cấp độ 3 – Mạnh: Có thể xử lý mâu thuẫn và bất đồng căng thẳng trong các tình huống giao tiếp ứng xử

4. Mẫu câu hỏi đánh giá kỹ năng mềm cần thiết cho công ty bạn:

Kỹ năng giao tiếp

1. Giới thiệu bản thân bạn trong vòng 2 câu

2. Hãy tưởng tượng bạn đang nói chuyện với bà ngoại đã cao tuổi của mình và giải thích cho bà hiểu nghề nghiệp mà bạn đang làm

3. Trong vòng 5 câu, hãy bán cho tôi cái bút này

4. Đồng nghiệp coi thường thành quả công việc của bạn? Bạn sẽ làm gì?

5. Bạn thích giao tiếp bằng lời nói hơn hay qua văn bản hơn?

6. Bạn muốn làm một người lắng nghe tốt hay một người giao tiếp tốt?

5-cach-bat-mach-ky-nang-mem-cua-ung-vien-ngay-vong-dau-phong-van-3

Kỹ năng làm việc nhóm

1. Bạn thích làm việc độc lập hay theo nhóm hơn? Tại sao?

2. Sự kiện trong nhóm quan trọng với bạn như thế nào?

3. Nếu các thành viên trong nhóm không hòa thuận và kết quả làm việc đi xuống, bạn sẽ xử lý như thế nào?

4. Thành viên trong nhóm đồng thuận với cách thực hiện một công việc, nhưng bạn thì không. Bạn sẽ phản ứng như thế nào?

5. Tinh thần đội nhóm quan trọng như thế nào và bạn sẽ làm gì để xây dựng nó?

6. Nếu một thành viên trong nhóm không hoàn thành phần việc của mình, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Kỹ năng lãnh đạo

1. Khi bạn phát hiện ra sếp hoàn toàn sai trong việc gì đó, bạn sẽ làm gì?

2. Thành viên trong nhóm của bạn lần lượt nghỉ việc. Bạn sẽ làm gì?

3. Một người sếp lý tưởng trong mắt bạn là như thế nào?

4. Công ty đang gặp khó khăn về tài chính và bạn phải cắt giảm chi phí nhân công. Bạn sẽ làm thế nào để quyết định ai là người bị sa thải?

Kỹ năng thích nghi

1. Đâu là sự thay đổi khó khăn nhất mà bạn đã từng gặp trong sự nghiệp của mình?

2. Bạn có thích những sự bất ngờ không?

3. Bạn sẽ làm gì khi phải sắp xếp lại lịch trình do một sự cố ngoài kế hoạch xảy ra?

4. Với những công việc hay yêu cầu mang tính cấp bách, bạn thường làm gì? Hãy cho ví dụ

5. Bạn có thích những công việc lặp lại?

Kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề

1. Hãy cho tôi một ví dụ khi bạn giải quyết trơn tru một vấn đề

2. Hãy cho tôi một ví dụ khi bạn phải giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo hoặc trái với những cách thông thường

3. Bạn đã có lúc nào phải phân tích thông tin hãy dữ liệu liên quan để giải quyết vấn đề chưa?

4. Bạn đã bao giờ phát hiện và giải quyết vấn đề ngay từ khi nó mới chớm phát triển chưa?

5. Hãy kể ra một trường hợp mà bạn phải giải quyết vấn đề khi đang trong khủng hoảng

Kỹ năng sáng tạo

1. Nếu cuộc đời bạn là một quyển sách, bạn sẽ đặt tên nó là gì?

2. Bạn sẽ khuấy động cuộc họp như thế nào để thúc đẩy khả năng sáng tạo của các thành viên?

3. Bạn đã tiếp động lực cho các thành viên trong nhóm bằng cách nào để họ liên tục đổi mới và sáng tạo?

Kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ

1. Đâu là yếu tố mấu chốt để xây dựng mối quan hệ tốt với người khác

2. Khi xảy ra căng thẳng giữa bạn với đồng nghiệp, bạn xử lý như thế nào?

3. Bạn sẽ trao đổi một thông tin khó nói hoặc ít phổ biến cho người khác như thế nào?

4. Hãy kể một trường hợp mà bạn đã xây dựng được mối quan hệ tốt với người mà bạn đặc biệt không ưa

Kỹ năng quản lý thời gian

1. Bạn có làm được nhiều thứ cùng một lúc không?

2. Bạn suy nghĩ như thế nào: ‘hoàn thành công việc tốt hơn là hoàn thành công việc một cách hoàn hảo’ hay là ‘tất cả mọi thứ đều phải hoàn hảo’

3. Bạn có ưu tiên công việc khi deadline gần đến?

4. Hãy kể về một lần mà bạn phải khó khăn lắm mới làm kịp deadline. Bạn đã làm gì?

5. Sếp giao cho bạn một công việc khối lượng rất lớn vào cuối ngày, bạn sẽ trả lời như thế nào?

Đạo đức nghề nghiệp

1. Bạn có thường làm việc quá giờ?

2. Bạn thấy đâu là chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất ở nơi làm việc?

3. Hãy kể một trường hợp mà bạn gặp phải tình huống đạo đức khó xử ở nơi làm việc?

4. Bạn làm xong việc sớm hơn dự định. Bạn sẽ nghỉ ngơi cả buổi chiều hay hỏi xin thêm việc để làm?

Kỹ năng tổ chức công việc

1. Hãy kể một trường hợp khi kế hoạch bạn vạch ra đem đến hiệu quả

2. Bạn tổ chức công việc như thế nào khi phải làm nhiều dự án khác nhau?

3. Bạn theo dõi tiến trình công việc như thế nào phải làm nhiều dự án khác nhau?

4. Bao lâu thì bạn dọn dẹp các file và tệp trong máy tính một lần?

Kỹ năng xử lý feedback

1. Phê bình mang tính xây dựng có ý nghĩa như thế nào với bạn?

2. Thành viên trong đội mà bạn quản lý phản ảnh rằng bạn làm việc rất tệ. Bạn phản ứng lại như thế nào?

3. Hãy kể ra một trường hợp bạn tiếp thu feedback và nâng cao chất lượng công việc của mình

4. Bạn muốn nhận được feedback từ sếp theo cách nào, thông qua email phản hồi về chất lượng công việc hay là trong các cuộc họp hàng ngày/tuần? Tại sao?

Kỹ năng xử lý stress

1. Bạn có những cách nào để xử lý stress?

2. Hãy kể một trường hợp mà bạn cảm thấy stress nhất trong thời gian làm việc. Bạn đã xử lý nó như thế nào?

3. Bạn dùng cách gì để khiến công việc bớt stress hơn ngay từ đầu

Kỹ năng quyết định

1. Hãy kể ra trường hợp khi bạn phải đưa ra quyết định dưới áp lực cao. Bạn đã xử lý nó như thế nào?

2. Bạn thường xuyên chịu trách nhiệm cho quyết định của mình hay đẩy nó sang cho người khác?

3. Quyết định khó khăn nhất mà bạn từng phải đặt ra trong công việc là gì? Bạn đã quyết định như thế nào?

4. Bạn sẽ làm gì khi nhận ra mình đã có một quyết định sai hoặc tồi tệ?

5. Quyết định là quyết định mà bạn cảm thấy khó khăn nhất?

Trung thực

1. Bạn đã bao giờ cảm thấy mình không đủ năng lực để hoàn thành công việc được giao?

2. Hãy ví dụ một trường hợp trong công việc mà bạn cảm thấy không nên trung thực một chút nào

3. Bạn đã bao giờ giữ sự trung thực của mình cho dù biết rằng nó sẽ đem lại rắc rối cho mình? Điều gì đã xảy ra sau khi bạn làm vậy?

Kỹ năng thuyết trình

1. Bạn chuẩn bị như thế nào trước ngày thuyết trình?

2. Bạn sẽ làm gì khi thấy khán giả có vẻ chán nản trong cuộc họp?

3. Hãy kể một trường hợp khi bạn phải thông báo tin không hay cho cả đội

4. Bạn thấy khi nào nên tạo tiếng cười trong một buổi thuyết trình?

++ Xem thêm: Tuyệt chiêu tuyển dụng kinh điển của các CEO nổi tiếng

Nắm được cách đánh gía kỹ năng mềm của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng phân loại ứng viên đến phỏng vấn và biết được ai là người phù hợp. Chúc bạn sớm tìm được người cần tìm!

Theo resources.talent.vn