Mẫu CV nhân viên văn phòng mảng giáo dục được chắt lọc thông tin, biên soạn kỹ lưỡng dựa trên quan sát và các số liệu thống kê tỷ lệ ứng tuyển thành công. Hy vọng với mẫu CV này, bạn sẽ hoàn thiện CV tìm việc của mình, sớm được nhà tuyển dụng chủ động săn đón.
Do là một công việc không đòi hỏi quá nhiều các kỹ năng nghiệp vụ phức tạp và học vấn quá chuyên sâu nên lượng ứng viên cho vị trí này thường rất lớn. Làm thế nào để CV của bạn trở nên ấn tượng trong hàng ngàn mẫu CV ngoài kia để cơ hội nghề nghiệp tới gần bạn hơn?
Mẫu CV cho nhân viên văn phòng mảng giáo dục
Mẫu CV nhân viên văn phòng dưới đây là mẫu CV sẽ làm nổi bật kinh nghiệm, các kỹ năng và dự án mà bạn tự hào nhất. Tuỳ theo phong cách cá nhân, công ty bạn ứng tuyển để thay đổi nội dung, màu sắc và thiết kế cho phù hợp.
Để tham gia ứng tuyển vị trí nhân viên văn phòng, các ứng viên cần chuẩn bị trước CV thật kỹ lưỡng. Với vị trí này, nhiệm vụ chính của các ứng viên là sắp xếp các công việc, quản lý hồ sơ giấy tờ, quản lý tài sản thiết bị của công ty; vào sổ sách và làm những việc hỗ trợ phòng ban khác. Đối với nhân viên văn phòng tại mảng Giáo dục, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên một số kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực này như: quản lý hồ sơ của học viên, quản lý tài liệu, giáo trình, xây dựng văn hoá công ty tạo mối liên kết giữa các nhân sự khác với nhau….
Những nội dung cần có trong CV nhân viên văn phòng mảng Giáo dục
Thông tin cá nhân
Đây là phần nội dung không thể thiếu trong CV bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ email, địa chỉ liên hệ, số điện thoại,… Đồng thời, đóng vai trò là cơ sở để nhà tuyển dụng liên lạc khi bạn đã trúng tuyển.
Kinh nghiệm làm việc
Bạn không nên viết mục này theo kiểu mô tả công việc bạn làm. Tuy nhiên, hãy mô tả thật cụ thể những công việc liên quan đến chuyên môn của bạn theo thứ tự thời gian đảo ngược (từ mốc thời gian gần nhất).
Bạn nên chắc chắn kinh nghiệm làm việc của bạn có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển, cụ thể như: quản lý hồ sơ giấy tờ; lên bảng lương, thưởng hàng tháng; quản lý hồ sơ nhân sự,…
Bạn có thể viết thêm số lượng để thể hiện khối lượng công việc đã xử lý; hoặc lượng thời gian đã bỏ ra để xử lý công việc nào đó để CV thêm thuyết phục.
Ví dụ: Thay vì viết chung chung “Quản lý hồ sơ học viên của trung tâm”, bạn có thể viết: “Quản lý hồ sơ của 1500 học viên tại trung tâm, mỗi ngày duyệt 100 hồ sơ đăng ký học mới của các học viên khác…”
3 kỹ năng ghi điểm với NTD
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Giao tiếp luôn là kỹ năng được đặt lên hàng đầu với bất kỳ nhân viên nào. Nhân viên văn phòng không ngồi bàn và gõ phím máy tính suốt giờ làm việc. Báo công công việc với cấp trên, họp bàn ý tưởng, nói chuyện với khách hàng… là những công việc bắt buộc nhân viên phải “nói”.
Kỹ năng xử lý tình huống
Kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ giúp “cứu” được tình thế. Trong công việc có vô vàn tình huống bất ngờ xảy ra, nếu không nhanh nhạy xoay sở kịp, bạn sẽ gây ảnh hưởng tới cả bộ máy làm việc. Chẳng hạn, bạn đã từng giải quyết trường hợp giáo viên tại trung tâm bạn làm việc làm mất bộ giáo trình và sắp phải lên lớp. Bạn phải tìm ra giải pháp ngay lập tức như tìm một bộ giáo trình mới hay chuẩn bị giáo trình online cho giáo viên… Giải quyết vấn đề khoa học sẽ không làm ảnh hưởng đến thành quả công việc. Thậm chí, tạo điều kiện cho công việc tiến hành nhanh và suôn sẻ hơn.
Kỹ năng làm việc nhóm
Một nhân viên văn phòng tốt là người có khả năng hợp tác với người khác. Làm việc nhóm giúp bạn hoàn thành mục tiêu được giao một cách thuận lợi hơn.
Những điểm bạn không nên đưa vào CV ứng tuyển Nhân viên văn phòng mảng Giáo dục:
Những kinh nghiệm làm việc không liên quan
Bạn không nên đưa những kinh nghiệm làm việc không liên quan vào CV. Chẳng hạn, bạn từng làm phục vụ bàn hay pha chế,… những kinh nghiệm này không liên quan tới Nhân viên văn phòng. Chỉ khi có quá ít kinh nghiệm làm việc, bạn mới đưa những công việc này vào nhưng hãy nhớ, hướng những kinh nghiệm bạn đã từng làm liên quan với công việc bạn đang ứng tuyển.
Những nội dung khác và hình thức trình bày
Bạn không nên sử dụng email thiếu nghiêm túc; ảnh chân dung không rõ mặt trong phần “Thông tin cá nhân”. Bạn cũng không nên đưa quá trình học từ cấp 1 tới cấp 2 vào CV; hay những khoá học không liên quan tới công việc ứng tuyển vào mục “Học vấn”.
Về hình thức trình bày, CV ứng tuyển công việc nhân viên văn phòng không quá yêu cầu bạn phải quá sáng tạo hay thiết kế như khi ứng tuyển các công việc liên quan tới nghệ thuật. Bạn cần đảm bảo CV nhân viên văn phòng mảng Giáo dục đầy đủ thông tin, nội dung rõ ràng, dễ đọc; tiết chế các hoạ tiết để NTD có thể tập trung vào ứng viên.
- Tham khảo thêm các mẫu CV để tăng 80% cơ hội trúng tuyển tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
- Tìm việc làm nhân sự lương cao tại: Việc làm nhân sự
- Kết nối với TopCV tại fanpage: TopCV Việt Nam