Tầm nãy mỗi năm chính là lúc các học sinh THPT gấp rút ôn luyện, phân phân lựa chọn, chuẩn bị cho kì thi Đại học. Tuy nhiên Đại học có phải là con đường duy nhất? Cùng lắng nghe chia sẻ của người đi trước.
Đây là chia sẻ của tác giả Hoàng Dương. Gồm những quan điểm ý kiến của anh về vấn đề học Đại học. TOPCV xin được trích dẫn nguyên văn bài chia sẻ.
Chào các em!
Anh xin giới thiệu một chút, anh tên Hoàng (Nhiều người toàn nhầm thành Chương). Anh năm nay 23t. Anh từng học đại học 3 năm, sau đó anh bỏ học. Và năm sau, anh lại tiếp tục học lại đại học.
Sau đây là dòng thời gian trong nhận thức của anh.
2013: Đại học là con đường suy nhất dẫn đến thành công.
2016: Mình vẫn thành công được dù bỏ học. Mình sẽ chứng minh cho cả thế giới thấy.
4/2018: Muốn thành công phải có những bước khởi đầu tốt. Và thật khó để có những bước khởi đầu tốt khi không có tấm bằng.
7/2018: Mình thật may mắn khi có người nhìn ra năng lực của bản thân. Thật may khi mình không có bằng nhưng vẫn có được vị trí tốt trong công việc. Nhưng liệu những người khác như mình thì sao?
Anh học lại đại học không phải vì anh sợ thua kém bạn bè hay muốn có công việc tốt hơn. mà là vì anh nhận thấy nó là một phần gì đó cho sự phát triển trong tương lai của anh. Anh hiện tại có công việc tốt, mức lương khá, cơ hội phát triển cao. Hơn nữa lại làm cho công ty nước ngoài. Và chính sếp là người kêu anh đi học lại. Công ty sẽ hỗ trợ anh về mặt thời gian.
Anh nói ra không phải để anh khoe mẽ. Mà là để khẳng định cho là các em đang đọc những dòng chia sẻ của một người đang có một cuộc sống rất ổn. Và mọi lựa chọn của anh ta luôn được suy xét kỹ lưỡng.Đúng hay sai anh không biết. Cái này nó sẽ tùy thuộc vào cách đánh giá của từng người.
>>> Xây dựng những kỹ năng để thành công khi mới ra trường
Gợi ý
Tìm kiếm việc làm nhanh tại Việc Làm tại Topcv với 600.000 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam – Tạo hồ sơ tìm việc làm và ứng tuyển nhanh chóng tại đây!
Tại sao lại có bài viết này?
Anh muốn sau bài viết này, các em sẽ hiểu được bản thân hơn, đồng thời xác định được định hướng cho bản thân trong con đường học hành và tương lai của mình, từ đó có những lựa chọn tốt nhất cho chính mình.
Vậy, có nên học đại học hay không?
Đợt thi đại học vừa qua, anh nhận được khá nhiều câu hỏi của các bạn 2000 về chuyện chọn trường đại học, và đây là một vài trong số đó:- Học ngành nào dễ xin việc ạ?- Học ngành nào để có thể kiếm tiền nhanh và nhiều ạ?- Học trường nào để có môi trường tốt và phát triển bản thân ạ?- Ba mẹ em muốn em thi ngành ABC, nhưng em muốn học ngành XYZ- …Phải thú thực là anh rất buồn khi nghe những câu hỏi như vậy, và đương nhiên là anh không trả lời. Nhưng câu hỏi sau đó anh hỏi tất cả các bạn là: “Ước mơ của em là gì?”Một vài bạn trả lời được ngay, và câu trả lời thường là: Em muốn học ABC, nhưng…Và một vài bạn không trả lời được.
Vậy vấn đề ở đây là gì?
Liệu các em có biết mình thật sự muốn gì hay không? Các em muốn điều khiển cuộc đời hay để cuộc đời điểu khiển chính mình? Chúng ta không có những người thầy hướng nghiệp thật sự. Các tiết học trên trường chỉ dạy chúng ta những kiến thức mơ hồ. Và không ai thật sự muốn biết chúng ta muốn làm gì, và chúng ta giỏi cái gì…
Anh ngày xưa cũng vậy, anh rất thích học và làm nghề Marketing. Nhưng gia đình có các mối quan hệ cực kỳ tốt về xây dựng và muốn anh theo ngành Kỹ sư. Anh đã từng phân vân, và cuối cùng anh đi đến quyết định là sẽ đi theo ý muốn của gia đình. Sau đó sẽ kinh doanh chính trong ngành xây dựng.
Và sai lầm của anh cũng bắt đầu từ đó. Một người có đầu óc kinh tế sẽ rất khó để nhét vào đầu những kiến thức chi tiết của kỹ thuật và ngược lại. Do đó, anh không chú tâm vào học hành. Mà thay vào đó là đi kiếm tiền, cuối cùng dẫn đến kết quả học không tốt, và anh nghỉ học. Và năm sau anh sẽ học lại Marketing.
Bài học anh muốn các em rút ra từ câu chuyện của anh là gì?
Các em phải biết mình GIỎI CÁI GÌ và MUỐN LÀM GÌ và ĐỪNG NGẦN NGẠI mà thực hiện nó.Bố mẹ, anh chị, họ hàng có thể muốn các em học cái này cái nọ. Ý của họ đương nhiên là muốn tốt cho em. Nhưng liệu nó có THẬT SỰ TỐT CHO EM hay không?
Một ngành nào đó có thể nhìn rất hấp dẫn, mức lương cao ngất ngưởng. Nhưng liệu em có THÍCH ngành đó hay không? Và nên nhớ, miếng bánh ngon thì ai cũng thèm. Nhưng AI sẽ là người ăn được miếng bánh đó? Các em tự trả lời!
Môi trường phát triển bản thân nó chính là môi trường mà chính em tạo ra.
Một người trở nên tốt hay xấu thực ra nó nằm sẵn bên trong tâm ý của họ.Chúng ta luôn lo sợ, sợ thất bại, sợ thua kém bạn bè, sợ gia đình thất vọng,… Chính những nỗi sợ đó khiến chúng ta không muốn hành động sai. Mà vốn dĩ chúng ta, khi ở lứa tuổi 18, đâu biết đâu là đúng hay sai.
Vậy là chúng ta phó mặc tất cả cho gia đình và số phận, để sau có thất bại thì đó cũng không phải lỗi của mình. Nhưng sẽ thế nào nếu chúng ta mạnh dạn làm những gì mình cho là đúng?
Các em có muốn một ngày nào đó. Đứng trước một khoảnh khắc lịch sử của cuộc đời. Các em phải lựa chọn giữa việc kiếm tiền và đi theo lý tưởng? Rồi sẽ có những khoảnh khắc như vậy, ai cũng có. Các em sẽ lựa chọn như thế nào? Bản thân anh cũng đã trải qua, anh chọn lý tưởng. Nhưng các em thì sao?
Vậy thì, để tránh những khoảnh khắc như vậy. Những khoảnh khắc có thể sẽ quyết định cả tương lai của mình. Tại sao các em không chọn một hướng giải quyết nhẹ nhàng hơn khi mình còn trẻ? Để đi theo ước mơ của mình và có thể kiếm tiền?
>>> 6 bước để phát triển trên con đường sự nghiệp
Gợi ý
Sau khi đã tìm được một công việc tiếng Việt ưng ý, bạn có thể tham khảo cách viết CV/Hồ sơ xin việc độc đáo để có thể ứng tuyển thành công nhé.
Nhưng, làm sao để biết mình thật sự muốn gì?
Đây là một việc làm khá ý nghĩa đối với anh thông qua một buổi chia sẻ 1 tháng trước. Đó chính là việc viết ra những mục tiêu trong cuộc sống. Chúng ta ai cũng có những mục tiêu. Nhưng liệu mấy ai dành thời gian để viết ra tất cả những điều đấy?
Bây giờ, anh muốn các em, hoặc viết vào một cuốn sổ. Hoặc cmt dưới bài viết này những mục tiêu của cuộc đời như sau:
– Sự nghiệp: Em muốn sau này có sự nghiệp như thế nào? Làm thuê hay làm chủ? Nếu làm thuê thì ở vị trí nào? Nếu làm chủ thì sẽ làm ở lĩnh vực nào? Em có thể viết ra hai hoặc ba mong muốn.
>>> Gợi ý: Tips để tìm công việc phù hợp với tính cách
– Gia đình: Em muốn sau này bố mẹ ở đâu, như thế nào? Vợ/chồng em là người như thế nào? Các con em thì ra sao? Em muốn định cư ở đâu? Ở nhà hay chung cư,…
– Sức khỏe: Em muốn sống đến bao nhiêu tuổi, em muốn có cơ thể như thế nào, em có thích tập võ, yoga, gym,.. không?
– Phát triển bản thân: Em muốn sau này trở thành người như thế nào? Giúp ích được gì cho gia đình và xã hội? Có những kỹ năng gì?
– Giải trí: Em muốn đi những đâu? Làm những gì để hưởng thụ?
– Cống hiến: Em muốn mình là ai trên trái đất này? Cống hiến được những gì?- Ước mơ: Kể ra 3 ước mơ điên rồ nhất của bản thân mà em nghĩ em sẽ không bao giờ làm được.
Làm xong tất cả những điều trên, em sẽ tự trả lời được câu hỏi về định hướng và ước mơ của bản thân.
Đừng để bản thân phải đứng giữa ngã rẽ của Sự Nghiệp và Lý Tưởng, hãy để chúng cùng chung là một con đường.
Chúc các em sớm tìm được bản thân!
Nguồn: Blog.topcv.vn