Nếu truyền thông quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ được ví là máu thịt của doanh nghiệp, thì việc xây dựng nội dung (content marketing) lại chính là xương sống của một chiến dịch truyền thông.
No.1: Before – After – Bridge.
Before: Trước – Thực trạng chung của vấn đề đang tồn tại.
After: Sau – Thực trạng sau khi vấn đề được giải quyết.
Bridge: Cầu nối – Thực trạng đó được giải quyết bằng cách nào.
Đây là kỹ thuật viết Content hay được dân Marketer sử dụng nhiều nhất và áp dụng cho hầu hết các ngành hàng. Mở đầu là mô tả một vấn đề ảnh hưởng ra sao tới thế giới bạn đang sống. Tiếp đến là mô tả cuộc sống sẽ ra sao nếu vấn đó được giải quyết. Và cuối cùng là làm thế nào để giải quyết vấn đề đó.
Giả dụ bạn đang làm trong lĩnh vực bất động sản. Hãy viết một email, bài báo, blog… nhắm đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Mô tả một bức tranh về thế giới mà họ đang sinh sống phủ đầy sự bất tiện, lo lắng. Sau đó bạn vẽ nên một bức tranh sinh động về sự hài lòng, nhẹ nhõm, yên bình tại nơi sinh sống mới. Phần cuối cùng là đưa ra giải pháp hướng dẫn họ thực hiện.
No.2: Problem – Agitate – Solve (PAS)
Problem – Xác định vấn đề
Agitate – Khuấy động vấn đề
Solve – Giải quyết vấn đề
Trong nhiều công thức Content giúp tối ưu Landing Page (Trang đích), công thức PAS của Dan Kennedy được ưa chuộng hơn cả. Ý tưởng của ông bắt nguồn từ nghiên cứu tâm lý hành vi khách hàng:”Lý do gì? Tại sao tôi lại dùng sản phẩm/dịch vụ của anh”. Hãy kích hoạt vùng nỗi đau mất mát của họ nếu những phiền nhiệu họ gặp phải không được giải quyết “tới nơi tới chốn” bằng sản phẩm của bạn.”
No.3: Features – Advantages – Benefits (FAB)
Features – Tính năng: Những gì mà sản phẩm của bạn có thể làm
Advantages – Ưu điểm: Sản phẩm của bạn có gì giúp ích hơn
Benefits – Lợi ích: Những điều mà người đọc mong muốn.
Đây là công thức áp dụng để xây dựng nội dung cho sản phẩm khá hay, tập trung tối đa vào lợi ích chứ không nói nhiều về tính năng.
Ưu điểm của kỹ thuật viết Content này giúp bạn nhanh chóng có được doanh thu khi khách hàng mục tiêu đã nhận ra vấn đề của mình và họ cần một giải pháp vượt trội.”
No.4: Clear – Concise – Compelling – Credible
Clear – Rõ ràng.
Concise – Ngắn gọn.
Compelling – Thuyết phục.
Credible – Đáng tin.
Đây là công thức được yêu thích nhất đối với những ai đang triển khai Content trên mạng xã hội. Nó tập trung vào các mục tiêu cần đạt được và những lợi ích ngắn gọn, rõ ràng cho người đọc.
No.5: Useful – Urgent – Unique – Ultra-specific
Useful – Có ích: Có ích cho người đọc.
Urgent – Cấp bách: Tạo cảm giác cấp bách cho người đọc.
Unique – Độc nhất: Truyền đạt ý tưởng để đưa ra lợi ích một cách độc đáo nhất.
Ultra-specific – Rất cụ thể: Diễn đạt những điều trên một cách cụ thể nhất.
Dành cho những ai đang tìm kiếm cách viết tiêu đề tuyệt hảo. Công thức 4U rất được ưa thích khi làm truyền thông xã hội, giúp lan tỏa cấp bách và dày đặc nhờ nội dung văn bản ngắn gọn và dễ hiểu.
No.6: Attention – Interest – Desire – Action (AIDA)
Attention – Chú ý: Lấy sự chú ý của người đọc.
Interest – Thú vị: Hiển thị thông tin thú vị và tươi mới cho người đọc.
Desire – Mô tả: Những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ/ý tưởng mà bạn đang nói tới người đọc.
Action – Hành động: Đưa ra lời kêu gọi hành động.
AIDA là một trong những công thức đảm bảo cho các copywriter có thể truyền đạt đầy đủ thông tin. Bắt đầu bằng việc gây chú ý bằng chính nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu và kết thúc với lời kêu gọi mua hàng. Đặc biệt nó được sử dụng để gửi thư trực tiếp, truyền hình, đài phát thanh, các trang bán hàng, các trang landing page, và nhiều hơn nữa.
No.7: A FOREST
A – Alliteration – Lặp lại
F – Facts – Sự thật
O – Opinions – Ý kiến
R – Repetition – Lặp lại
E – Examples – Ví dụ
S – Statistics – Thống kê
T – Threes – 3 lần: Lặp lại cái gì đó 3 lần để khiến nó dễ nhớ hơn.
Phương pháp này tương đối khó sử dụng cho những bài viết cập nhật của mạng xã hội tuy nhiên sẽ rất hiệu quả cho những bài viết chuyên môn hoặc xây dựng nội dung cho một landing page có khối lượng thông tin lớn.
No.8: Problem – Promise – Proof – Price.
Problem: Vấn đề của khách hàng là gì?
Promise: Cam kết của người bán với khách hàng
Proof: Bằng chứng của người đã sử dụng sản phẩm
Price: Khách hàng được sở hữu sản phầm với giá chỉ…, cách thức thanh toán”
Công thức điển hình cho các copywriter viết những mẫu quảng cáo bán hàng trên Facebook hiện nay.
No.9: Viết về một người
Đỉnh cao của quảng cáo chính là quảng cáo cá nhân hóa và theo ngữ cảnh của cá nhân. Nắm chắc công thức này, bạn sẽ tạo được những mẫu quảng cáo có chuyển đổi cao nhất. Thông thường bài viết sẽ được viết dưới dạng người kể chuyện về câu chuyện thành công của bạn thân. Bí quyết đó chính là nhờ sử dụng sản phẩm.
No.10: 3 lý do “Vì sao?”
– Vì sao bạn là tốt nhất?
– Vì sao tôi phải tin bạn?
– Vì sao tôi phải mua nó ngay?
Ba câu hỏi này cùng với câu trả lời của nó sẽ gợi mở cho bạn viết được mọi mẫu quảng cáo. Nó có thể phù hợp và ứng dụng được cho mọi marketer. Hãy luôn luôn cố gắng trả lời câu hỏi:
“Tại sao tôi phải mua hàng của bạn khi tôi hiểu đối thủ đều tốt hơn bạn và sản phẩm của bạn không có nhiều khác biệt”
Trả lời được câu hỏi trên thì chắc chắn bạn đã có trong tay một mẫu nội dung khá là hấp dẫn rồi đó.